ttth247.com

100 y, bác sĩ, nhân viên y tế tham gia chuyển, ghép tim ca đầu tiên tại Bệnh viện Đại học Y Dược

Khoảng thời gian để trái tim của người hiến tạng từ lúc được lấy đi ở Hà Nội đến khi đập lại trong cơ thể bệnh nhân được ghép tim tại TP.HCM là khoảng 10 giờ đồng hồ.

Theo thông tin từ Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, chiều 26-8, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM sẽ có buổi chia sẻ thông tin với chủ đề "Phép màu ghép tạng: Thành công trong ghép tim xuyên Việt và chia gan tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM".

Buổi chia sẻ này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về hai thành tựu y khoa đặc biệt đã được thực hiện thành công tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, bao gồm ca ghép tim xuyên Việt và ca chia gan để ghép.

Người hiến tim cho một bệnh nhân của Bệnh viện Đại học Y Dược là anh N.Đ.T. (32 tuổi). Tối 23-8, sau khi bị tai nạn giao thông nghiêm trọng, anh T. được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Tại đây, dù được các bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng do chấn thương quá nặng, anh T. được chẩn đoán chết não và gia đình đã đồng ý hiến tạng cứu người.

Sau khi các y bác sĩ cúi đầu mặc niệm và tri ân anh T. vì nghĩa cử hiến tạng cao đẹp, trái tim anh đã được vận chuyển ra sân bay để "bay" vào phương Nam, ghép cho một bệnh nhân tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM.

Còn gan của anh T. được ghép cho một bệnh nhân nặng ở Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Hà Nội, 2 thận ghép tại Bệnh viện Xanh Pôn và giác mạc ghép tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Ngay khi "trái tim'' của người hiến tạng được chuyển đến Bệnh viện Đại học Y Dược, ê kíp y bác sĩ của Bệnh viện Đại học Y Dược, dưới sự hỗ trợ của ê kip ghép tim Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) đã tiến hành ghép tim ngay cho bệnh nhân.

Ca ghép tim xuyên đêm, cũng là ca ghép tim đầu tiên tại Bệnh viện Đại học Y Dược kéo dài đến tận 3h sáng 25-8 mới kết thúc.

Tính từ lúc ê kíp y bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn lấy trái tim của người hiến tạng đến lúc ê kíp của Bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viện Việt Đức tiến hành ghép trái tim cho bệnh nhân đã có gần 100 y, bác sĩ, nhân viên y tế tham gia ca ghép tim đầu tiên này.

Còn khoảng thời gian để trái tim của người hiến tạng từ lúc được lấy đi ở Hà Nội đến khi đập lại trong cơ thể bệnh nhân được ghép tim tại TP.HCM là khoảng 10 giờ đồng hồ.

Hiện tình trạng sức khỏe của bệnh nhân ghép tim đã ổn định.

Tính đến nay, Bệnh viện Đại học Y Dược đã thực hiện được 1 ca ghép tim, 53 ca ghép gan và 48 ca ghép thận.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
3 ngày trước - Là đơn vị chủ lực đồng hành Sở Y tế TP.HCM trong chiến dịch tiêm vắc xin sởi miễn phí cho trẻ em 1-10 tuổi từ 16.9.2024, VNVC đặc biệt chú trọng khâu bảo quản, vận chuyển và tiêm chủng an toàn, nâng cao hiệu quả phòng bệnh.
3 tuần trước - Trái tim nam thanh niên (32 tuổi, ở Hà Nội) sau khi chết não đã hồi sinh trong lồng ngực người đàn ông 37 tuổi, đang điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM với sự nỗ lực của gần 100 y bác sĩ và nhân viên y tế.
1 tháng trước - Giám đốc Sở Y tế TP HCM Tăng Chí Thượng cho rằng chức danh giám đốc bệnh viện cần người lãnh đạo giỏi hơn là chuyên môn cao.
5 ngày trước - Vượt qua những cung đường trắc trở do mưa lũ, sạt lở sau bão số 3, đoàn công tác Bệnh viện Việt Đức mang theo 100 đơn vị máu cấp tốc đến với Lào Cai để giúp các đồng nghiệp chủ động máu điều trị. Cùng đó số tiền 1 tỷ đồng cũng được trao...
1 tháng trước - Là một trong những bệnh viện tư nhân theo chuẩn quốc tế tại TP.HCM, 6 năm qua, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn không ngừng nỗ lực đi đầu trong việc mang đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao, từ đó nhận được sự tin cậy của...
Xem tin bài khác
4 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
4 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
4 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.
4 giờ trước - Nếu cơ thể bị sốt thì cơn sốt thường sẽ hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Phần lớn là những cơn sốt nhẹ. Nếu cơn sốt này kéo dài vài ngày không khỏi thì rất có thể nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc bệnh tiềm ẩn nào đó.
4 giờ trước - Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn. Trên thực tế, nhu cầu giấc ngủ của người lớn tuổi không thay đổi so với khi còn trẻ.