ttth247.com

1.000 người dân ở ổ dịch bạch hầu sẽ được tiêm vaccine

Thanh Hóa1.000 người dân vùng ổ dịch bạch hầu ở thị trấn Mường Lát được ưu tiên tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu - uốn ván giảm liều (Td).

Sáng 15/8, TS Hoàng Bình Yên, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Thanh Hóa, cho biết thông tin trên, thêm rằng kế hoạch tiêm chủng ngừa bạch hầu dự kiến sẽ được thực hiện trong một tuần tới.

Trước đó CDC Thanh Hóa đề xuất Bộ Y tế cấp 30.000 liều vaccine Td, song hiện mới được nhận 1.000 liều. Giới chức y tế quyết định dành toàn bộ số vaccine này cho người dân vùng ổ dịch - nhóm nguy cơ cao. Sau đó nếu vaccine được bổ sung thêm, CDC sẽ tiêm cho toàn bộ dân thị trấn Mường Lát và ba xã lân cận gồm Tam Chung, Pù Nhi và Quang Chiểu.

10 ngày qua, từ khi Khu phố Đoàn Kết ở huyện biên giới Mường Lát xuất hiện ca bạch hầu đầu tiên, gần 800 người được uống thuốc kháng sinh dự phòng, chủ yếu là người dân và nhân viên tham gia phòng chống dịch. Đến nay, giới chức ghi nhận 3 ca dương tính trong chuỗi lây nhiễm tại đây và 34 người tiếp xúc gần được cách ly theo dõi.

Theo ông Yên, hiện cả ba bệnh nhân đều xét nghiệm âm tính với bạch hầu, sức khỏe ổn định, được xuất viện. Họ tiếp tục cách ly đủ 21 ngày (tính từ thời gian phát bệnh) tại nhà và theo dõi thêm khoảng hai tháng trước khi mọi sinh hoạt trở lại bình thường. 34 người tiếp xúc gần sức khỏe tốt.

Như vậy, đến nay giới chức chưa ghi nhận thêm ca bạch hầu tại ổ dịch này. UBND tỉnh Thanh Hóa vẫn duy trì tuyên bố dịch bạch hầu tại Mường Lát để tập trung các biện pháp chống dịch. Theo quy định, sau 14 ngày kể từ ngày công bố dịch mà không ghi nhận thêm ca dương tính, lãnh đạo tỉnh sẽ tuyên bố hết dịch.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân vùng dịch ở Mường Lát. Ảnh: Lam Sơn

Nhân viên y tế phun thuốc khử khuẩn môi trường ở vùng dịch Mường Lát, ngày 14/8. Ảnh: Lam Sơn

Ngày 5/8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Thanh Hóa phát hiện ca bạch hầu đầu tiên là thai phụ 17 tuổi. Ba ngày sau, hai người gồm một bé trai 10 tuổi và cụ bà 74 tuổi, là người thân của thai phụ cũng dương tính. Khu phố Đoàn Kết là ổ dịch bạch hầu đầu tiên trong năm tại tỉnh Thanh Hóa.

Giới chức chưa xác định được nguồn lây nhiễm cho thai phụ, do đó nhận định tình hình dịch bạch hầu tại khu phố Đoàn Kết diễn biến phức tạp. Ngoài ra, kết quả tiêm chủng các năm gần đây của Mường Lát chưa đạt yêu cầu do ảnh hưởng dịch Covid-19 và khan hiếm vaccine có thành phần bạch hầu.

Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, khả năng gây dịch, lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp, vật trung gian. Thời gian ủ bệnh khoảng hai tuần trước khi bắt đầu lây nhiễm cho người khác. Triệu chứng bệnh chủ yếu là viêm họng, có lớp màng giả màu trắng do các tế bào bị viêm bám vào trong vòm họng.

Bộ Y tế hồi tháng 7 khuyến cáo bệnh bạch hầu chưa được loại trừ ở nước ta, người dân vẫn có thể mắc bệnh nếu chưa tiêm vaccine phòng bệnh và tiếp xúc với mầm bệnh. Từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 5 ca bạch hầu, trong đó một trường hợp tử vong là nữ sinh 18 tuổi ở Nghệ An.

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Vaccine ngừa bạch hầu, sởi, phế cầu giúp trẻ giảm nguy cơ mắc bệnh và tránh biến chứng viêm phổi, viêm não, viêm màng não.
1 tháng trước - Các dấu hiệu mắc ho gà ở người cao tuổi thường không điển hình, rõ rệt, dễ bị chẩn đoán nhầm với bệnh lý khác.
2 ngày trước - Chỉ trong ngày đầu triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi tăng cường của thành phố, 39 trung tâm VNVC đã tiêm miễn phí cho gần 200 trẻ từ 1-10 tuổi, bên cạnh đó là gần 1.000 mũi vắc xin dịch vụ có thành phần ngừa sởi.
3 ngày trước - TP HCM- Nhiều bệnh nhân lần đầu đến Bệnh viện Thống Nhất khám do bất thường sức khỏe, cũng là lúc nhận tin phải chạy thận suốt đời.
3 ngày trước - Đồng hành cùng Sở Y tế TP HCM thực hiện chiến dịch tiêm vaccine sởi miễn phí cho trẻ từ ngày 16/9, VNVC với kinh nghiệm tiêm chủng an toàn trong nhiều năm đã đặc biệt chú trọng đến công tác vận chuyển, bảo quản vaccine và an toàn tiêm...
Xem tin bài khác
4 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
4 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
4 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.
4 giờ trước - Nếu cơ thể bị sốt thì cơn sốt thường sẽ hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Phần lớn là những cơn sốt nhẹ. Nếu cơn sốt này kéo dài vài ngày không khỏi thì rất có thể nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc bệnh tiềm ẩn nào đó.
4 giờ trước - Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn. Trên thực tế, nhu cầu giấc ngủ của người lớn tuổi không thay đổi so với khi còn trẻ.