ttth247.com

4 bệnh truyền nhiễm gây dị tật thai nhi

Thai phụ nhiễm virus thủy đậu, herpes, rubella, zika có thể lây truyền cho thai nhi dẫn đến dị tật thị giác, thính giác, hệ thần kinh trung ương.

Theo ThS.BS Nguyễn Thị Quý Khoa, Phó khoa Sản, Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, thai nhi 12 tuần tuổi dễ bị tổn thương vì hệ thống miễn dịch chưa đủ mạnh để chống lại các bệnh nhiễm trùng. Lúc này, thai phụ mắc bệnh truyền nhiễm có thể gây biến chứng ảnh hưởng sức khỏe của mẹ và con.

Thủy đậu

Thủy đậu là bệnh lây truyền từ người qua người, do virus thủy đậu gây ra. Nếu thai phụ nhiễm virus này trong 20 tuần đầu thai kỳ có thể dẫn đến hội chứng thủy đậu bẩm sinh ở thai nhi. Đây là dị tật thai ít gặp, dễ gây sẹo trên da em bé, ảnh hưởng đến mắt, não, tay, chân, đường tiêu hóa. Những thay đổi này có khả năng phát hiện khi siêu âm trước sinh. Trường hợp thai phụ nhiễm thủy đậu vài tuần trước sinh, trẻ sau khi chào đời có thể bị thủy đậu sơ sinh, nguy cơ đe dọa tính mạng.

Bác sĩ Quý Khoa tư vấn các giai đoạn khám thai. Ảnh minh họa: Bệnh viện Đa khoa  Tâm Anh

Bác sĩ Quý Khoa tư vấn các giai đoạn khám thai. Ảnh minh họa: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Herpes

Virus herpes (HSV) thường gây ra nhiễm trùng ở da, miệng, môi, mắt và bộ phận sinh dục... Bác sĩ Quý Khoa cho biết virus này ảnh hưởng đến thai nhi theo từng giai đoạn. Nếu người mẹ nhiễm virus herpes trong tuần 6-14 của thai kỳ có nguy cơ sảy thai, dị tật thai nhi với các biểu hiện như mụn nước hoặc sẹo trên da, tật mắt nhỏ, đục thủy tinh thể, viêm màng đệm, ảnh hưởng thần kinh do hệ quả của tật đầu nhỏ, vôi hóa nội sọ. Trường hợp nhiễm bệnh trong ba tháng cuối thai kỳ có thể dẫn đến sinh non, teo cơ trước sinh, thiếu oxy, lưu thai.

Trẻ sơ sinh nhiễm HSV từ mẹ thường xuất hiện các triệu chứng sau 5 ngày tuổi hoặc sau 4-6 tuần, dẫn đến bất lợi khi chẩn đoán và điều trị. Các biểu hiện bao gồm mọc mụn nước ở mắt, miệng, tổn thương da và hệ thần kinh trung ương hoặc lan sang các cơ quan nội tạng. Bệnh tiến triển nặng ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, tăng nguy cơ viêm gan, viêm phổi, nhiễm trùng huyết, hội chứng suy đa cơ quan, đông máu nội mạch lan tỏa. Tỷ lệ tử vong sơ sinh khoảng 50%.

Thai phụ tiêm vaccine ngừa cúm tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Ảnh: Tuệ Diễm

Thai phụ tiêm vaccine ngừa cúm tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Ảnh: Tuệ Diễm

Rubella

Rubella là bệnh truyền nhiễm có thể lây từ mẹ sang con qua đường máu, nguy cơ cao gây dị tật thai nhi. "Thai phụ mắc virus rubella trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ có 90% khả năng truyền virus cho em bé, nguy cơ sảy thai, lưu thai", bác sĩ Quý Khoa nói. Sau tháng thứ 4 của thai kỳ, người mẹ nhiễm rubella ít có khả năng gây hại cho thai nhi.

Trẻ sơ sinh mắc hội chứng rubella bẩm sinh có thể bị dị tật nghiêm trọng bao gồm suy giảm thính lực, dị tật tim, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, đái tháo đường, rối loạn chức năng tuyến giáp, viêm phổi, viêm màng não, chậm phát triển... Nhiều trường hợp phải điều trị, phẫu thuật và chăm sóc với chi phí cao.

Virus zika

Virus zika lây truyền chủ yếu qua muỗi Aedes (muỗi vằn) sống chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Hầu hết người nhiễm virus này không có biểu hiện, nếu có thường xuất hiện một số triệu chứng như phát ban, sốt, viêm kết mạc, đau cơ và khớp, đau đầu kéo dài 2-7 ngày.

Nhiễm virus zika trong hai quý đầu khi mang thai có thể gây sinh non, sảy thai hoặc nguy cơ cao bị dị tật thai nhi. Trẻ chào đời có khả năng bị dị tật đầu nhỏ, bất thường thể chai, vôi hóa nội sọ, phì đại não thất, teo não hoặc vỏ não, bất thường thần kinh thị giác và thính giác, khó nuốt, co giật, cơ bắp cứng...

Bác sĩ Quý Khoa khuyến cáo tiêm vaccine là cách tốt nhất giúp thai phụ phòng tránh các bệnh truyền nhiễm trong quá trình mang thai, giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ.

Ngọc Châu

Độc giả gửi câu hỏi về sản phụ khoa tại đây để bác sĩ giải đáp

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Thai phụ nhiễm cúm dễ gây bội nhiễm, có thể biến chứng viêm phổi, nhiễm trùng đa cơ quan, dẫn đến suy hô hấp.
5 ngày trước - Mưa ẩm khiến virus cúm, sởi, sốt xuất huyết phát triển mạnh, thai phụ nhiễm bệnh dễ trở nặng thành biến chứng viêm phổi, sảy thai.
1 tháng trước - Phát hiện sớm dị tật bào thai giúp bác sĩ tiên lượng tình trạng bệnh để quyết định chấm dứt thai kỳ hoặc can thiệp ngay trong bụng mẹ, có thể điều trị sau sinh.
1 tháng trước - TP HCM- Xét nghiệm ở tuần 20 xác định thai nhi mang gene bệnh xương thủy tinh di truyền từ mẹ, chị An quyết định giữ con bởi đã 10 năm vô sinh.
4 ngày trước - Thai nhi mắc hội chứng Down, Patau, Edwards, Klinefelter có thể phát hiện bằng xét nghiệm NIPT từ tuần 12 thai kỳ.
Xem tin bài khác
20 phút trước - Anh Đ.P.D (29 tuổi, ngụ TP.HCM) làm việc tại một xưởng in, vài tháng gần đây anh cảm thấy cột sống bị đau thắt, trong một lần đang đứng thì bất ngờ ngã quỵ xuống đất.
20 phút trước - Mốc 2 tháng tuổi là thời điểm vàng bé cần được tiêm ngừa vaccine 6 trong 1 để phòng 6 bệnh nguy hiểm là bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và bệnh do vi khuẩn Hib. Để bé được bảo vệ sớm và tối ưu nhất, ba mẹ đừng trì hoãn hoặc...
29 phút trước - Thiếu vận động, không uống đủ nước, ăn nhiều đồ ngọt... là những thói quen hàng ngày của nhiều người đang ảnh hưởng đến não bộ và sức khỏe tổng thể.
56 phút trước - Thời gian qua, Bộ Y tế liên tiếp phát cảnh báo về tình trạng thuốc giả, thuốc kém chất lượng. Trong đó, không ít vụ việc bị khởi tố liên quan đến việc sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh.
56 phút trước - Nhật Bản đối mặt khủng hoảng dân số bởi số trẻ sơ sinh giảm, dân số già và tổng số cư dân giảm.