ttth247.com

4 cách bảo vệ phổi khi thời tiết thay đổi

Duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, uống đủ nước, môi trường sống trong lành, mặc ấm khi thời tiết thay đổi là những cách bảo vệ phổi, phòng bệnh hô hấp.

Môi trường sống trong lành

Thời tiết thay đổi tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn, virus, nấm mốc sinh sôi. Những bệnh lý về đường hô hấp dễ gặp khi thời điểm thay đổi bao gồm viêm họng, viêm mũi, viêm xoang, cảm lạnh...

Đối với một số người, tác nhân gây bệnh có thể là phấn hoa hoặc bụi, khói thuốc lá. Để bảo vệ sức khỏe, mỗi người nên duy trì môi trường sống trong lành, loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc, giặt chăn ga gối đệm thường xuyên để phòng ngủ sạch sẽ. Gia đình có thể sử dụng máy lọc không khí để làm sạch không gian sống. Nếu nuôi thú cưng nên dùng máy hút bụi.

Uống đủ nước, ăn thực phẩm dinh dưỡng

Duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất góp phần nâng cao sức khỏe tổng thể. Ăn nhiều thực phẩm chứa lượng vitamin C, chất chống oxy hóa như kiwi, ớt chuông, cam, chanh, bưởi, dứa, xoài, dưa hấu... giúp cho phổi vận chuyển oxy đến toàn bộ cơ thể hiệu quả.

Chế độ ăn nhiều rau và trái cây cũng góp phần giảm nguy cơ viêm phổi. Dù trong điều kiện thời tiết nào bạn cũng nên uống đủ nước, thiếu nước ảnh hưởng đường thở. Uống đủ nước giúp máu lưu thông tốt, giảm kích ứng, khô họng, loãng dịch đờm, khai thông đường thở. Mỗi người nên duy trì uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày.

Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp giảm viêm trong phổi. Những hợp chất này có thể bảo vệ mô phổi khỏi tác hại do hít phải khói thuốc. Củ nghệ giàu chất curcumin có tính chất chống viêm, chống oxy hóa, chống ung thư, tăng cường sức khỏe phổi. Đồ uống từ củ nghệ hỗ trợ bảo vệ phổi chống lại các tình trạng viêm, làm sạch phổi.

Ăn mặc phù hợp với thời tiết

Vào những ngày thời tiết nóng, người lớn, trẻ nhỏ nên mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt. Trời chuyển lạnh thường khiến các mạch máu dưới da co lại, hạn chế lượng máu lưu thông, lớp nhầy bảo vệ niêm mạc đường hô hấp khô, làm giảm sức đề kháng. Điều này cũng khiến cho virus, vi khuẩn, nấm dễ dàng xâm nhập vào mũi, miệng, tăng nguy cơ gây bệnh.

Mỗi người nên giữ ấm vùng mũi, cổ, ngực bằng cách mặc trang phục phù hợp. Giữ ấm bàn chân bằng cách đeo tất. Những người có bàn chân lạnh có thể ngâm chân bằng nước ấm với gừng, tinh dầu tràm, bạc hà... hoặc một chút muối ăn trước khi ngủ. Cách này có tác dụng làm giãn mạch máu vùng chân, thúc đẩy lưu thông máu, ngủ ngon hơn.

Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Người mắc bệnh về đường hô hấp như phổi tắc nghẽn mạn tính, hen suyễn nên dùng thuốc để kiểm soát tình trạng bệnh. Người bệnh tuân thủ lịch uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý dừng khi thấy triệu chứng giảm. Điều này có thể khiến bệnh trở nặng, khó chữa trị trong tương lai.

Mỗi người nên hình thành thói quen tập thở vài phút mỗi ngày. Bài tập cải thiện dung tích phổi, giúp tâm trạng thoải mái, rất hữu ích cho người mắc bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, phổi tắc nghẽn mạn tính hoặc nhiễm trùng phổi.

Lê Nguyễn (Theo Healthline, WebMD)

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh hô hấp tại đây để bác sĩ giải đáp

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Trẻ đeo khẩu trang khi ra ngoài, thực hiện bài tập thở, sống trong môi trường sạch sẽ, thông thoáng có thể ít bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí.
1 tuần trước - Tại khoa hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, số trẻ mắc các bệnh hô hấp nhập viện điều trị đã tăng gần gấp đôi so với trước đó.
12 giờ trước - Hiện nay, tỷ lệ người mắc đột quỵ khi chơi thể thao ngày càng gia tăng và xảy ra ở mọi đối tượng, kể cả những người trẻ tuổi. Vậy nguyên nhân là gì? Làm thế nào để nhận biết và phòng tránh đột quỵ? Cùng lắng nghe chia sẻ từ BSCKII.BSNT Lê...
1 tháng trước - Làn da của con mỏng manh và có sức đề kháng kém. Các bệnh về da tưởng chừng đơn giản lại dễ gây ra biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, viêm não, thậm chí gây tử vong. Ba mẹ cùng Orgabie tìm hiểu 5 bệnh da liễu phổ biến ở trẻ và bỏ túi...
1 tháng trước - Trung bình mỗi năm, người dân Hà Nội hít thở một lượng bụi mịn PM2.5 cao gấp 9 lần mức khuyến cáo an toàn cho sức khỏe của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Đây là nguyên nhân làm gia tăng các bệnh về hô hấp, tim mạch, đột quỵ.
Xem tin bài khác
27 phút trước - Với bệnh ung thư, ngoài việc phát hiện điều trị sớm để kéo dài sự sống cho người bệnh, thì nâng cao chất lượng điều trị, chăm sóc rất quan trọng.
42 phút trước - TP HCM- Bé gái 9 tuổi mệt và buồn nôn, nhịp tim lên đến 220 lần/phút (bình thường tuổi này khoảng 84) rồi nhanh chóng ngưng tim, ngưng thở.
1 giờ trước - Số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ đàn ông Việt Nam yếu sinh lý (thiếu ‘ bản lĩnh đàn ông’ ) lên tới 15,7% . Trong đó 20-30% xuất tinh sớm, trên 30% mày râu tuổi 30+ bị rối loạn cương dương và tỷ lệ này vọt 50% với nhóm tuổi 40-70.
1 giờ trước - Với gần 17.000 ca mắc mới mỗi năm, ung thư đại trực tràng vượt ung thư dạ dày, trở thành loại phổ biến thứ 4 tại Việt Nam, theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (Globocan).
1 giờ trước - Con tôi 5 tuổi bị chuột cắn vào chân chảy máu, có cần tiêm vaccine uốn ván không? (Hoài Thương, 27 tuổi, ở Tiền Giang)