ttth247.com

5 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của Huế

Nhã nhạc cung đình, nghề dệt Dèng của dân tộc Tà Ôi là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia có nguồn gốc từ vùng cố đô.

Hôm 12/8, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa tri thức may, mặc áo dài Huế vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Sau đó, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế sẽ hoàn thiện hồ sơ trình lên UNESCO, đề xuất công nhận nét đẹp thành văn hóa phi vật thể nhân loại. Ảnh: Võ ThạnhÔng Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao tỉnh - cho biết qua hơn 300 năm lịch sử, trang phục tạo nên hình ảnh, nét đặc sắc riêng của cố đô. Áo dài Huế được dùng cho nhiều đối tượng, ngày nay thường được người dân diện trong các hoạt động như cưới hỏi, cúng tế, du xuân đầu năm.

Hôm 12/8, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa tri thức may, mặc áo dài Huế vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Sau đó, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế sẽ hoàn thiện hồ sơ trình lên UNESCO, đề xuất công nhận nét đẹp này thành văn hóa phi vật thể nhân loại. Ảnh: Võ Thạnh
Ông Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao tỉnh - cho biết qua hơn 300 năm, trang phục tạo nên hình ảnh, nét đặc sắc của cố đô. Ngày nay, áo dài Huế vẫn phổ biến, thường được mọi người diện trong các hoạt động như cưới hỏi, cúng tế, du xuân đầu năm.

Nhã nhạc cung đình Huế là kiệt tác đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại vào năm 2003. Ảnh: Thế giới Di sản Nguồn gốc của nhã nhạc từ thế kỷ 13 nhưng chỉ phát triển, đạt độ điêu luyện dưới triều Nguyễn (1802-1945), thường được trình diễn trong các dịp đại lễ của triều đình, cúng tế thần linh, lễ đăng quang, lễ tang của vua và hoàng hậu, đón tiếp sứ thần. Các bậc vương thần, nhà quyền quý dưới thời nhà Nguyễn cũng thường tổ chức những buổi nhã nhạc để thưởng thức riêng với nhau.Từ đó, âm nhạc này gắn liền cung đình Huế, phát triển theo mô thức quy phạm đúng chuẩn.Ngày nay, dưới các hình thức như dàn nhạc, ca chương, vũ khúc, nhã nhạc cung đình Huế được diễn xướng trong lễ hội dân gian, Phật giáo, nghi thức ngoại giao, phục vụ khách du lịch dân địa phương vào lễ, Tết.

Nhã nhạc cung đình Huế là kiệt tác đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại vào năm 2003. Ảnh: Thế giới Di sản
Nguồn gốc của nhã nhạc từ thế kỷ 13 nhưng chỉ phát triển, đạt độ điêu luyện dưới triều Nguyễn (1802-1945), thường được trình diễn trong các dịp đại lễ của triều đình, cúng tế thần linh, lễ đăng quang, lễ tang của vua và hoàng hậu, đón tiếp sứ thần. Các bậc vương thần, nhà quyền quý dưới thời Nguyễn cũng thường tổ chức những buổi nhã nhạc để thưởng thức. Từ đó, âm nhạc này gắn liền cung đình Huế, phát triển theo mô thức quy phạm.
Ngày nay, dưới các hình thức như dàn nhạc, ca chương, vũ khúc, nhã nhạc cung đình Huế được diễn xướng trong lễ hội dân gian, Phật giáo, nghi thức ngoại giao, phục vụ khách du lịch, dân địa phương vào lễ, Tết.

Nhã nhạc cung đình Huế

Các nghệ nhân biểu diễn bài nhã nhạc ''Phú Lục Địch''. Video: YouTube Trải nghiệm văn hóa Huế

Nghệ nhân biểu diễn ca Huế trên sông Hương. Ảnh: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Năm 2015, ca Huế trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đang được chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế làm hồ sơ trình UNESCO đề nghị được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.Theo các tư liệu, ca Huế hình thành vào khoảng thế kỷ 17, có một hệ thống bài bản phong phú, gồm 60 tác phẩm thanh nhạc, khí nhạc theo điệu Bắc và điệu Nam. Điệu Bắc là những lời ca trang trọng, vui tươi còn điệu Nam lại sâu lắng, da diết. Ngoài hai điệu chính, ca Huế còn có hơi nhạc như Ai, Thương, Thiền, Xuân, nhằm diễn tả các sắc thái tình cảm khác nhau.Trước đây, loại hình ca múa này là thú chơi tao nhã của hoàng thân quốc thích, gia đình quan lại ở Huế, nay đã được bình dân hóa, phục vụ mọi du khách. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhận định ca Huế có giá trị cao về nghệ thuật, tư tưởng thẩm mỹ, giáo dục, góp phần hình thành tính cách con người cố đô.

Nghệ nhân biểu diễn ca Huế trên sông Hương. Ảnh: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Năm 2015, ca Huế trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế đang làm hồ sơ trình UNESCO để được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Theo các tư liệu, ca Huế hình thành vào khoảng thế kỷ 17, có một hệ thống bài bản phong phú, gồm 60 tác phẩm thanh nhạc, khí nhạc theo điệu Bắc và điệu Nam. Điệu Bắc là những lời ca trang trọng, vui tươi còn điệu Nam sâu lắng, da diết. Ngoài hai điệu chính, ca Huế còn có hơi nhạc như Ai, Thương, Thiền, Xuân, nhằm diễn tả các sắc thái tình cảm.
Trước đây, loại hình ca múa này là thú chơi tao nhã của hoàng thân quốc thích, gia đình quan lại ở Huế, nay đã được bình dân hóa, phục vụ mọi du khách. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhận định ca Huế có giá trị cao về nghệ thuật, tư tưởng thẩm mỹ, giáo dục, góp phần hình thành tính cách con người cố đô.

Ca Huế 'Hò Mái Nhì, Nam Bình'

Ca Huế ''Hò Mái Nhì, Nam Bình'' do nghệ sĩ Dạ Lê thể hiện. Video: YouTube Bến Thành Audio Video

Nghề dệt Dèng (thổ cẩm) của người Tà Ôi được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2016. Ảnh: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Dệt Dèng là nghề truyền thống của dân tộc Tà Ôi, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Người dân nơi đây sử dụng những sợi bông từ thiên nhiên để tạo sợi và các sắc màu. Đặc biệt, thợ dệt đưa hạt cườm trực tiếp vào sản phẩm làm hoa văn. Những tấm vải dệt Dèng thổ cẩm của dân tộc Tà Ôi mang vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng, với khoảng 76 loại hoa văn mô phỏng cây cối, muông thú, không chỉ phục vụ nhu cầu sinh hoạt mà còn là tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Trước đây, dệt Dèng chỉ là công việc của phụ nữ Tà Ôi lúc nông nhàn, mang tính tự cung tự cấp. Để làm ra một tấm Dèng rất mất công sức và thời gian. Thế nên, từng có lúc nghề đứng trước nguy cơ bị mai một. Trước thực trạng này, chính quyền địa phương và các nghệ nhân đã nỗ lực tìm cách phục dựng lại. Nhiều đề án, chương trình được triển khai, nhờ đó đã góp phần hồi sinh mạnh mẽ nghề dệt Dèng của người Tà Ôi tại huyện A Lưới.

Nghề dệt Dèng (thổ cẩm) được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2016. Ảnh: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Dệt Dèng là nghề truyền thống của dân tộc Tà Ôi, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Người dân nơi đây sử dụng những sợi bông từ thiên nhiên để tạo sợi và các sắc màu. Đặc biệt, thợ dệt đưa hạt cườm trực tiếp vào sản phẩm làm hoa văn. Những tấm vải dệt Dèng mang vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng, với khoảng 76 loại hoa văn mô phỏng cây cối, muông thú, không chỉ phục vụ nhu cầu sinh hoạt mà còn là một tác phẩm nghệ thuật.

Khung cảnh lễ hội Ada Koohn (Mừng lúa mới) của người Pa Cô. Năm 2019, lễ hội thuộc Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ký quyết định. Ảnh: Sở Văn hóa, Thể thao tỉnh Thừa Thiên HuếAda Koonh diễn ra khoảng tháng 12 âm lịch, theo chu kỳ 5 năm một lần hoặc sớm hơn khi làng được mùa lớn, mục đích thể hiện lòng thành kính đến các vị thần linh, biết ơn Mẹ Lúa và những loại giống cây trồng, cầu cho mưa thuận, gió hòa. Theo tài liệu của Cục Di sản Văn hóa, lễ hội không gói gọn trong phạm vi toàn làng mà mang tính liên làng, được xem là ngày hội lớn của người dân Pa Cô. Lễ vừa mang tính chất của một cư dân nông nghiệp hỏa canh, nhớ ông bà tổ tiên, các vị thần đã ban phúc, đồng thời thể hiện tính cộng đồng rõ nét trong sự cộng hưởng về hội xuân và cầu phúc.

Khung cảnh lễ hội Ada Koonh (Mừng lúa mới) của người Pa Cô. Năm 2019, lễ hội thuộc Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ký quyết định. Ảnh: Sở Văn hóa, Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế
Ada Koonh diễn ra khoảng tháng 12 âm lịch, theo chu kỳ 5 năm một lần hoặc sớm hơn khi làng được mùa lớn, mục đích thể hiện lòng thành kính đến các thần linh, biết ơn "Mẹ Lúa" và những loại giống cây trồng, cầu cho mưa thuận, gió hòa. Theo tài liệu của Cục Di sản Văn hóa, lễ hội không gói gọn trong phạm vi toàn làng mà mang tính liên làng, được xem là ngày hội lớn của người dân Pa Cô. Lễ vừa mang tính chất của một cư dân nông nghiệp hỏa canh, nhớ ông bà tổ tiên, các vị thần ban phúc, đồng thời thể hiện tính cộng đồng rõ nét trong sự cộng hưởng về hội xuân và cầu phúc.

Phương Linh

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
11 giờ trước - Một số tin tức nổi bật: Hoa hậu Bùi Xuân Hạnh hé lộ trang phục dân tộc thi Miss Cosmo 2024; Tuấn Hưng bị chấn thương khi tập nhảy; Nghệ sĩ Quốc Tuấn cùng con trai xuất hiện trong MV mới của ca sĩ Tùng Dương...
1 tháng trước - Các người đẹp đoàn võ thuật phái Nga Mi, Trung Quốc, hút tỷ lượt xem trong video tung cước, múa kiếm trên núi.
3 tuần trước - Hà Nội- Tượng "Nữ thần Durga" và 60 cổ vật được trưng bày ở triển lãm "Báu vật Champa - Dấu ấn thời gian".
3 tuần trước - Hà Nội- Cổ vật quý về "Nữ thần Durga" lần đầu được trưng bày sau hai tháng hồi hương từ Anh, tại triển lãm "Báu vật Champa - Dấu ấn thời gian".
2 tuần trước - TP HCM- Hội Xuất bản Việt Nam giới thiệu hàng trăm ấn phẩm dịp kỷ niệm 55 năm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Xem tin bài khác
4 giờ trước - Lãnh chúa Yoshii Toranaga chiến đấu bảo vệ mạng sống khi kẻ thù liên kết chống lại ông, ở "Shogun" - series đoạt bốn giải Emmy 2024.
5 giờ trước - Nghệ sĩ Chiều Xuân rong ruổi nhiều vùng núi phía Bắc, săn các bức ảnh đẹp về thiên nhiên, con người.
7 giờ trước - Tối 19.9, Vũ Cát Tường trình làng MV 'Chỉ cần có nhau', kể chuyện tình ngọt ngào bằng âm nhạc dung dị, gần gũi. Cũng qua sản phẩm mới, giọng ca 32 tuổi bày tỏ quan điểm của mình về chuyện kết hôn.
8 giờ trước - 'Đố anh còng được tôi' (tựa gốc: I, The Executioner) gây ấn tượng với thành tích vượt 4 triệu vé bán ra sau 6 ngày ra mắt tại Hàn Quốc. Bộ phim có sự tham gia của các tài tử đình đám như Hwang Jung Min, Jung Hae In…
8 giờ trước - Nữ ca sĩ Tyla sẽ tham gia cùng Cher, Tyra Banks, Gigi Hadid, Paloma Elsesser và nhiều ngôi sao hàng đầu khác khi trình diễn trong lần trở lại hoành tráng của thương hiệu nội y Victoria's Secret.