ttth247.com

6 nhà xuất bản tạp chí khoa học bị tố bóc lột học giả

Bà Lucina Uddin, giáo sư thần kinh học UCLA, hồi tuần rồi đã nộp đơn kiện lên tòa án liên bang Brooklyn (Mỹ) chống lại các nhà xuất bản Elsevier, John Wiley & Sons, Sage Publications, Springer Nature, Taylor & Francis, và Wolters Kluwer, theo hãng tin Reuters.

Là giáo sư thuộc khoa Tâm lý học tại UCLA từ tháng 7.2023, bà Uddin đã công bố hơn 175 bài báo và tham gia bình duyệt cho hơn 150 tạp chí.

Theo đơn kiện của bà Uddin, các nhà xuất bản bị kiện đã thu về tổng cộng hơn 10 tỉ USD (246.200 tỉ đồng) doanh thu từ các tạp chí có bình duyệt trong năm 2023. Riêng nhà xuất bản Elsevier thu về 3,8 tỉ USD từ các tạp chí được bình duyệt trong năm 2023, với biên lợi nhuận lên đến 38%, vượt qua cả Apple và Google.

Đơn kiện còn dẫn lại một nghiên cứu cho thấy, trong năm 2020, học giả tham gia bình duyệt đóng góp khối lượng công việc trị giá hơn 1,5 tỉ USD. Tuy nhiên, các nhà xuất bản mời học giả bình duyệt bài báo khoa học theo nguyên tắc "tự nguyện không trả tiền thù lao".

"Nhiều bản thảo chờ thẩm định trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. Và thật bất công khi các học giả bận rộn bỏ ra sức lao động quý giá để bình duyệt nhưng không được trả tiền thù lao", bà Uddin cho hay.

Đơn kiện cũng chỉ ra rằng, các nhà xuất bản này "ngầm thỏa thuận" với nhau về việc nhận bản thảo khi đưa ra "quy tắc nộp chỉ nộp bản thảo cho một tạp chí duy nhất", điều này vi phạm Đạo luật Chống độc quyền của Mỹ.

Ngoài ra, đơn kiện còn lên án cái mà giáo sư Uddin gọi là "quy tắc bịt miệng" (gag rule) - ngăn cản học giả tự do chia sẻ những tiến bộ khoa học trong bản thảo lúc chờ bài báo khoa học được bình duyệt.

Nhiều học giả phải ký bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với công trình nghiên cứu mà không nhận được bất kỳ quyền lợi nào. Trong khi đó, các nhà xuất bản tính phí "tối đa mà thị trường có thể chịu đựng" để tiếp cận tri thức khoa học, đơn kiện nêu rõ.

Đơn kiện miêu tả ngành xuất bản tạp chí học thuật như ngành độc quyền thao túng thị trường lao động và bóc lột các học giả trẻ, những người có sự nghiệp phụ thuộc vào tốc độ xuất bản.

6 nhà xuất bản tạp chí khoa học bị tố bóc lột học giả- Ảnh 1.

Các nhà xuất bản mời học giả bình duyệt bài báo khoa học theo nguyên tắc "tự nguyện không trả tiền thù lao"

ẢNH: REUTERS

Ông Dean Harvey, luật sư đại diện cho giáo sư Uddin, cho rằng ngành công nghiệp xuất bản học thuật vì lợi nhuận đã kiếm hàng tỉ USD bằng cách "lợi dụng thiện chí và công sức của những học giả tài năng và tiền thuế của người dân - vốn là nguồn tài trợ cho dự án nghiên cứu". Luật sư Harvey nỗ lực nâng vụ kiện này thành trạng thái kiện tập thể, đại diện cho hàng trăm ngàn người có thể liên quan.

Giáo sư Sune D. Müller, Đại học Oslo (Na Uy), cho rằng hệ thống xuất bản tạp chí hiện tại buộc các học giả phải chọn dự án nghiên cứu kém chất lượng hơn để có thể công bố nhanh trên những tạp chí có uy tín thấp, theo trang University World News.

Ông Müller hy vọng tòa xử thắng kiện sẽ mang lại sự cạnh tranh công bằng cho ngành xuất bản, từ đó các nhà xuất bản phải trả thù lao cho người bình duyệt, rút ngắn thời gian xử lý bài báo khoa học.

Phản ứng trước thông tin trên, nhà xuất bản Wiley gọi các cáo buộc này là "vô căn cứ". Wolters Kluwer, Elsevier và những nhà xuất bản khác từ chối bình luận hoặc chưa đưa ra bất kỳ tuyên bố nào liên quan vụ kiện, theo hãng tin Reuters.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Nhiều tạp chí quốc tế thời gian qua đã gỡ bỏ bài báo khoa học của tác giả Việt Nam, từ các nhà nghiên cứu danh tiếng đến các ứng viên giáo sư, phó giáo sư.
1 ngày trước - Khi bước vào con đường học thuật, nhà nghiên cứu trẻ nên mạnh dạn, kiên trì trên hành trình xuất bản quốc tế, cũng như can đảm chỉ ra việc vi phạm liêm chính học thuật, theo chuyên gia.
1 tháng trước - Trong danh sách ứng viên được hội đồng giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024, có nhiều lãnh đạo các trường đại học.
1 tháng trước - Chương trình 'Nối vòng tay ấm' do T.Ư Đoàn và Báo Thanh Niên cùng Quỹ Niềm tin vàng phối hợp tổ chức, với sự ủng hộ của nhiều doanh nghiệp vừa được công bố, mang đến sự hỗ trợ thiết thực về giáo dục cho trẻ em tại những khu vực chịu ảnh...
1 tháng trước - Dọn dẹp tạm ổn để học sinh đi học trở lại, các trường vùng bão lũ lại có trăm nghìn mối lo để tái thiết trường học.
Xem tin bài khác
19 phút trước - Ngày 26.10.2024, Trường đại học Công nghệ Sài Gòn (STU) long trọng tổ chức Lễ khai giảng và trao bằng tốt nghiệp thạc sĩ năm 2024. Đây là một sự kiện đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình học tập và nghiên cứu của các tân học...
19 phút trước - Ngày 18 tháng 10 năm 2024 - Công ty Honda Việt Nam (HVN) đã phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia (UBATGTQG) và Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) triển khai tổ chức Hội thảo tăng cường vai trò quản lý, giáo dục an toàn giao thông...
1 giờ trước - Trong bối cảnh chính sách du học ở một số điểm đến ngày càng thắt chặt, các thị trường hiếm người Việt như Macau, Thái Lan, Đan Mạch... đang trở nên hấp dẫn hơn với nhiều học bổng, ưu đãi.
3 giờ trước - Nhóm sinh viên Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) đã chế tạo robot y tá có khả năng nhận diện khuôn mặt, nhằm hỗ trợ tình trạng quá tải ở các bệnh viện.
3 giờ trước - Trong vai cha mẹ cần tìm trường cho con bị tự kỷ, phóng viên Tuổi Trẻ ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam đã dành nhiều tháng tìm kiếm, thâm nhập.