ttth247.com

8 cách cha mẹ có thể sử dụng để giúp con có trí nhớ tốt hơn, lớn lên dễ thành đứa trẻ xuất sắc

Những đứa trẻ luôn nằm trong top 3 của lớp ngay từ bậc tiểu học có thực sự nhờ vào IQ cao hay có điều gì đặc biệt? Trên thực tế, những đứa trẻ này có một điểm chung là đều có trí nhớ tốt.

Trí nhớ đóng vai trò rất quan trọng trong việc học của một đứa trẻ, nó phụ thuộc vào điều gì, tại sao lại có khoảng cách lớn về mức độ ghi nhớ ở trẻ em? Về điều này, tiến sĩ khoa học não bộ Yuji Iketani thuộc Đại học Tokyo (Nhật Bản) đã có một nghiên cứu về vùng hải mã (hippocampus) của não bộ trong nhiều năm.

Nghiên cứu của Yuji Iketani cho thấy rằng, miễn là mọi đứa trẻ đều nắm vững các nguyên tắc của khoa học não bộ, chúng có thể tăng cường trí nhớ trong thời gian ngắn.

Vùng hải mã được liên kết chặt chẽ với khả năng học và ghi nhớ của con người, đặc biệt là trong việc hình thành và lưu trữ các ký ức mới. Nó cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi các ký ức từ bộ nhớ ngắn hạn sang bộ nhớ dài hạn.

Nếu trẻ nắm vững đúng các nguyên tắc khoa học não bộ, khi học sẽ dễ dàng đưa những điều cần ghi nhớ vào vùng trí nhớ dài hạn. Những đứa trẻ có thành tích học tập xuất sắc ngay từ nhỏ có liên quan mật thiết tới điều này.

Để trẻ nắm vững nguyên tắc của khoa học não bộ không khó, cha mẹ hãy nắm bắt thời kỳ vàng phát triển trí não của trẻ, sử dụng những phương pháp để rèn luyện trí nhớ cho con.

Bạn có thể dạy con biến từ ngữ thành đồ họa, những thứ chúng thích hoặc quen thuộc. Khi thông tin được não bộ tiếp nhận, trí nhớ cũng sẽ cải thiện. Ảnh minh họa

Bạn có thể dạy con biến từ ngữ thành đồ họa, những thứ chúng thích hoặc quen thuộc. Khi thông tin được não bộ tiếp nhận, trí nhớ cũng sẽ cải thiện. Ảnh minh họa

1. Học cách thay đổi tư duy

Học thuộc để ghi nhớ sẽ khiến trẻ cảm thấy quá nhàm chán, mất hứng thú học tập. Vì vậy, trí nhớ và khả năng tập trung sẽ giảm sút. Nếu con bạn rơi vào trường hợp này, hãy giúp trẻ thay đổi tư duy.

Bạn có thể dạy con biến từ ngữ thành đồ họa, những thứ chúng thích hoặc quen thuộc. Khi thông tin được não bộ tiếp nhận, trí nhớ cũng sẽ cải thiện.

2. Giúp con đối phó với căng thẳng, lo lắng

Căng thẳng và lo lắng có thể cản trở khả năng ghi nhớ mọi thứ của trẻ. Dạy con các cách đối phó như thở sâu hoặc đếm đến từ một đến 20 có thể đẩy lùi căng thẳng. Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc cũng có thể cải thiện cả sức khỏe tinh thần và khả năng xử lý thông tin.

3. Ngủ nhiều

Trẻ em nên ngủ sâu khoảng 8-10 tiếng mỗi ngày. Ngủ nhiều giúp bé củng cố và tăng cường trí nhớ. Người lớn cần thiết lập cho trẻ thói quen ngủ đều đặn, ngủ đúng giờ, đủ giấc để thức dậy khỏe khoắn vào ngày hôm sau.

Giờ ngủ trưa cũng quan trọng, đặc biệt là đối với trẻ mẫu giáo. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences (Mỹ) cho thấy khả năng nhớ lại các hình ảnh hoạt hình được nhìn thấy vào buổi sáng của trẻ em cải thiện 10% sau khi ngủ trưa.

4. Viết ý chính

Cha mẹ có thể dạy con viết ra những ý chính, tìm các đoạn quan trọng trong văn bản, đánh dấu theo thứ tự rồi ghi nhớ. Cách này giúp con chỉ cần nhớ những gạch đầu dòng là có thể lưu lại toàn bộ văn bản. Thuộc lòng nhanh giúp con cải thiện tốc độ và hiệu quả học tập.

5. Khuyến khích bé đọc

Cha mẹ nên khuyến khích trẻ đọc, ghi chép, gạch chân các đoạn văn hay chia sẻ những gì con đang đọc. Những kỹ năng đọc tích cực này có thể giúp bé tiếp thu, ghi nhớ các chi tiết ngắn hạn và dài hạn.

Cha mẹ nên khuyến khích trẻ đọc. Ảnh minh họa

Cha mẹ nên khuyến khích trẻ đọc. Ảnh minh họa

6. Chơi trò chơi

Thử thách thú vị trong các trò chơi có thể giúp trẻ luyện cơ trí nhớ, tăng khả năng nhớ lại và ghi nhớ các sự vật, thông tin. Các trò chơi có thể là trò chơi tự tạo, trò chơi gia đình hoặc các trò trực tuyến.

Ngoài ra, việc trải qua các ván game đa dạng là cơ hội cho trẻ sáng tạo cách xử lý tình huống cho riêng mình. Cha mẹ hãy khuyến khích sự tò mò và giúp trẻ hào hứng với việc học những điều mới trong các trò chơi, nó là cách gián tiếp để trẻ tò mò hơn về bài học ở trường.

7. Đưa ra hướng dẫn ngắn gọn

Những chỉ dẫn hoặc thông tin gồm nhiều bước nên chia thành phần nhỏ hơn. Nhờ đó, trẻ không quá tải bộ nhớ và có thể tiếp thu nhiều thông tin. Chẳng hạn khi viết một bài văn, hãy yêu cầu trẻ chia bài tập thành các bước khác nhau như động não, viết dàn ý, hoàn thành bản thảo đầu tiên...

8. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Bộ não tạo thành từ các chất béo như axit béo omega-3 và DHA. Các chất này được tìm thấy trong lòng đỏ trứng, cá hồi. Những thực phẩm này giúp xây dựng não, tế bào thần kinh, tăng cường khả năng học tập và trí nhớ của một người.

Trứng còn chứa nhiều protein, giàu vitamin D, B6 và B12. Trứng dễ nấu, có thể chế biến đa dạng.

Bên cạnh đó, trẻ nên được ăn nhiều rau xanh. Rau lá xanh giàu vitamin A, B, C, E, K, chất chống oxy hóa, khoáng chất, chất xơ. Các vitamin như A, B, C, E và K đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển trí não, sức khỏe tổng thể của trẻ.

Các loại rau như mồng tơi, lá ngò gai, lá bạc hà, lá cải, xà lách, lá củ dền... có lợi cho phát triển trí não của trẻ. Phụ huynh nên cho trẻ tiêu thụ hằng ngày, sử dụng như nước uống giải khát.

Ngoài ra, các loại hạt trong chế độ ăn uống của trẻ, giúp cung cấp năng lượng, giúp thúc đẩy trí não. Quả óc chó giống với hình dạng của não, giúp tăng cường trí nhớ bằng cách cung cấp axit béo omega-3.

Theo E Times, sử dụng hạnh nhân trong 28 ngày có thể cải thiện đáng kể khả năng duy trì trí nhớ. Các loại hạt lành mạnh khác bao gồm lạc, hạt dẻ, hạt điều cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng, chất béo lành mạnh tốt cho não.

Các loại hạt như hạt khác như bí ngô, hạt chia, hạt vừng, hạt hướng dương, hạt lanh có tác dụng chống viêm giúp cải thiện sự phát triển khả năng nhận thức của trẻ.

Source: 24h.com.vn

Các bài tương tự
2 ngày trước - Dọn dẹp tạm ổn để học sinh đi học trở lại, các trường vùng bão lũ lại có trăm nghìn mối lo để tái thiết trường học.
1 tháng trước - Các bậc cha mẹ tranh luận về việc cấm tuyệt đối con em mình sử dụng điện thoại sau khi một thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 tiết lộ đã không dùng điện thoại suốt 3 năm qua.
3 tuần trước - Việc hỗ trợ con thái quá có thể khiến đứa trẻ gặp khó khăn trong việc phát triển các kỹ năng thiết yếu.
21 giờ trước - Việc cấm học sinh dùng điện thoại không nên cứng nhắc, tùy hoàn cảnh áp dụng, phát huy ưu điểm của công nghệ để nâng cao chất lượng giờ dạy
3 tuần trước - Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ dùng smartphone đối mặt nhiều nguy cơ, đặc biệt là chức năng thần kinh bị ảnh hưởng, bị 'đầu độc' và bắt nạt trực tuyến...
Xem tin bài khác
5 phút trước - Đó là chia sẻ của ông Luke Turner, giám đốc điều hành Trường song ngữ quốc tế Emasi Nam Long, TP.HCM, về việc tổ chức "Tuần lễ sẻ chia" hướng về vùng bão lũ cho học sinh.
1 giờ trước - Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
3 giờ trước - Huân chương Cành cọ hàn lâm ghi nhận nỗ lực không ngừng nghỉ của TS Phan Thị San Hà trong việc xây dựng và phát triển Trung tâm CARE, cũng như bồi đắp mối quan hệ giữa Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) và các đối tác Pháp.
4 giờ trước - Ớn lạnh, nổi gai ốc, không dám xem hết hình ảnh, video... là những cảm giác của những người tham gia buổi tập huấn, khi nghe trung tá Bùi Thái Đức, chuyên viên chính Phòng Tham mưu, Công an TP.HCM điểm lại những vụ bạo hành trẻ em chấn...
4 giờ trước - Nhiều sinh viên có sản phẩm đăng trên báo Tuổi Trẻ, một số sinh viên xuất sắc có tư duy đề tài và hoàn thiện sản phẩm truyền thông như phóng viên.