ttth247.com

AI đang thay đổi cách dạy và học tiếng Anh

VietTESOL 2024 diễn ra trong hai ngày 27 và 28-7 tại Đại học Kinh tế TP.HCM, với chủ đề "Giáo dục tiếng Anh trong thời đại trí tuệ nhân tạo".

AI tác động mạnh nhất đến môn tiếng Anh

Là một trong những diễn giả của hội nghị, tiến sĩ Adam Edmett - giám đốc bộ phận đổi mới công nghệ giáo dục của Hội đồng Anh - cho rằng trí tuệ nhân tạo đang định hình cách giảng dạy, học tập và đánh giá tiếng Anh. Ông nhấn mạnh các nghiên cứu cho thấy tiếng Anh là môn học AI đang tác động mạnh mẽ nhất, hơn tất cả các môn học khác như toán hay khoa học…

Trong phần trình bày mang tên "Ảnh hưởng của trí tuệ nhân tạo (AI) trong dạy và học tiếng Anh: Bước chuẩn bị cho tương lai", tiến sĩ Adam Edmett chỉ ra những cơ hội mới mà AI có thể mang lại cho giáo dục ngoại ngữ trong bối cảnh hiện nay.

Cụ thể, các công nghệ AI như học qua phần mềm, xử lý ngôn ngữ tự nhiên và trí tuệ nhân tạo tạo sinh đã thay đổi cách giáo viên lẫn học sinh tiếp cận việc dạy và học ngoại ngữ.

Ngoài ra, những ứng dụng và nền tảng của AI giúp việc học tập được tối ưu và mang tính cá nhân hóa. 

Điển hình, ChatGPT đóng vai trò như một người trợ lý có thể giải đáp nhiều câu hỏi, thắc mắc theo nhu cầu của người học. Nhiều app học tiếng Anh có thể tích hợp AI nhằm phân tích tiến trình học tập của người dùng và cung cấp các bài tập phù hợp nhất.

Theo tiến sĩ Adam Edmett, không chỉ có lợi cho người học mà AI còn hỗ trợ nhiều cho người dạy. Với giáo viên, nhiều ứng dụng AI đang giúp tiết kiệm công sức cho họ thông qua việc tự động hóa các nhiệm vụ lặp đi lặp lại như chấm điểm bài tập, bài kiểm tra quản lý lớp học và hỗ trợ tìm kiếm tài liệu học tập… Các ứng dụng AI cho phép giáo viên tập trung vào các hoạt động giảng dạy sáng tạo và tương tác trực tiếp với học sinh.

"Đi kèm với những lợi thế là một số thách thức. Dữ liệu được thu thập cho các mô hình AI có thể thiên lệch về các nước nói tiếng Anh. Bên cạnh còn có một số rủi ro về quyền riêng tư và bảo mật thông tin đặc biệt của người học", tiến sĩ Adam Edmett nói và cho biết thêm Hội đồng Anh đang tiến hành nhiều nghiên cứu nhằm đưa ra các khuôn khổ trong việc áp dụng AI vào dạy và học tiếng Anh trong tương lai.

Trong khi đó, GS Nguyễn Hòa - chủ tịch Phân hội VietTESOL, thành viên ban tổ chức hội thảo - lưu ý học sinh nên lựa chọn các ứng dụng và công cụ học tập phù hợp với mục tiêu và phong cách học tập của mình. AI chỉ cung cấp các công cụ nhiều hơn và phong phú hơn, nhưng vai trò tự học của người học vẫn rất quan trọng để thành thạo một ngoại ngữ.

Về phía giáo viên, GS Nguyễn Hòa cho rằng họ cần có năng lực AI (AI literacy) và ý thức được các vấn đề liên quan đến đạo đức sử dụng AI. Đặc biệt, giáo viên nên tạo sự cân bằng giữa việc kết hợp các phương pháp giảng dạy truyền thống và các công cụ AI để tạo ra môi trường học tập đa dạng.

Nâng cao năng lực giáo viên

Hội thảo quốc tế VietTESOL năm nay thu hút hơn 500 diễn giả và người tham dự đến từ các đơn vị, tổ chức, trường học, học viện trong và ngoài nước. Hội thảo có sự tham dự của PGS.TS Nguyễn Văn Phúc - thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, TS Nguyễn Tiến Dũng - phó cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế...

Ông Davide Guarini Gilmartin - giám đốc phụ trách học thuật, Hội đồng Anh Việt Nam - cho biết tại Hội thảo quốc tế VietTESOL năm nay, Hội đồng Anh đóng góp nhiều chuyên gia tham gia chia sẻ kinh nghiệm, trình bày những nghiên cứu mới nhất về phương pháp giảng dạy tiếng Anh, cũng như những dự án nâng cao năng lực cho giáo viên tiếng Anh. Chủ đề năm nay của hội thảo đáp ứng được nhu cầu của nhiều giáo viên trong bối cảnh AI phát triển mạnh mẽ.

Ông Davide Guarini Gilmartin chia sẻ trong nhiều năm qua, Hội đồng Anh đã luôn quan tâm đến việc nâng cao năng lực giảng dạy của giáo viên, bởi giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc dạy và học tiếng Anh. 

Hội đồng Anh thường tạo nhiều cơ hội để giáo viên tại Việt Nam có thể tiếp cận được những nghiên cứu mới, phương pháp mới… giúp họ tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm giảng dạy. Hội thảo VietTESOL cũng là một cơ hội như thế. Sau cùng, học sinh của những giáo viên tham gia các sự kiện này sẽ là những người được hưởng lợi nhiều nhất.

GS.TS Sử Đình Thành - giám đốc Đại học Kinh tế TP.HCM - đánh giá VietTESOL 2024 mang đến cho người tham dự những kiến thức chuyên sâu, cập nhật những xu hướng mới nhất, cũng như phân tích các góc nhìn đa chiều và mới mẻ trong việc giảng dạy và học tập tiếng Anh. Đây cũng chính là cơ hội để học hỏi từ những chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh trong kỷ nguyên mới.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tuần trước - Từng bước đưa tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai trong trường học thông qua việc đẩy mạnh phong trào dạy và học tiếng Anh tại những cơ sở giáo dục được cho phép thí điểm là bắt kịp với xu hướng thế giới nhưng cũng đối diện nhiều thách thức...
1 tháng trước - Trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng phổ biến trong mọi mặt của cuộc sống, mang đến những thay đổi chóng mặt ở các cấp độ nền tảng nhất, đặc biệt ở lĩnh vực giáo dục ngôn ngữ.
1 tuần trước - Thay vì bó hẹp vào một chuyên môn, sinh viên có thể mở rộng thêm nhiều kiến thức, kỹ năng ở các lĩnh vực có liên quan.
1 tháng trước - Từ điển ZIM Dictionary do ZIM Academy phát triển, tích hợp AI tạo sinh để phục vụ cho quá trình luyện thi IELTS theo nhu cầu cá nhân của người học.
1 tháng trước - Ả RẬP SAUDI- Đứng thứ 108 trên bảng xếp hạng với đánh giá ‘trình độ rất thấp’ về chỉ số thông thạo tiếng Anh, câu chuyện của Ả Rập Saudi đặt ra câu hỏi: Liệu người dân phải thành thạo tiếng Anh, quốc gia mới phát triển?
Xem tin bài khác
26 phút trước - Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế cho hơn 940.000 học sinh nghỉ ngày 19/9 để tránh bão, các trường ở Đà Nẵng đã nghỉ từ chiều nay.
1 giờ trước - Bám sát sự thay đổi của kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, một số trường ĐH đã công bố định hướng tuyển sinh cho năm sau. Đáng chú ý trong đó là điều chỉnh về tổ hợp môn xét tuyển.
1 giờ trước - Đọc và xem những bài viết trên Báo Thanh Niên về thiệt hại nặng nề của ngành giáo dục sau bão lũ, tôi và nhiều độc giả nghe tim mình quặn thắt. Hậu quả của trận lũ lịch sử đối với nhà trường, học sinh và thầy cô giáo rất nặng nề, cần...
2 giờ trước - Mới đây, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với 'quy mô, tính chất rất mới' và 'rất hệ trọng'.
2 giờ trước - Để chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên – Huế đã có thông báo khẩn cho học sinh nghỉ học vào hôm nay, 19.9.