ttth247.com

Áp thấp nhiệt đới vào biển Đông, dự báo rất phức tạp, Thủ tướng ra công điện ứng phó

(PLO)- Trước diễn biến rất phức tạp của áp thấp nhiệt đới và có khả năng mạnh lên thành bão, Thủ tướng đã có công điện gửi các địa phương, bộ, ngành yêu cầu chủ động ứng phó.

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, vào lúc 13 giờ ngày 17-9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,8 độ Vĩ Bắc; 119,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 820 km về phía Đông.

Áp thấp đã vào biển Đông

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61 km/giờ), giật cấp 9, di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 25 km/giờ.

Đường đi của áp thấp nhiệt đới. Ảnh: NCHMF

Đường đi của áp thấp nhiệt đới. Ảnh: NCHMF

Dự báo trong 24 đến 48 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8-9, giật cấp 10-11. Theo đó, dự báo khoảng 13 giờ ngày 18-9, vị trí tâm áp thấp ở vào khoảng 16,4 độ Vĩ Bắc -113,8 độ Kinh Đông; cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 240 km về phía Đông; áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 20-25 km và có khả năng mạnh lên thành bão.

Đến 13 giờ ngày 19-9, áp thấp di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20-25 km. Vị trí tâm áp thấp 16,6 4 độ Vĩ Bắc; 110,0 độ Kinh Đông, cách đất liền các tỉnh Quảng Bình đến Đà Nẵng khoảng 250 km về phía Đông Đông Nam.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km.

Diễn biến còn rất phức tạp

Để chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, đặc biệt là nguy cơ mưa lớn, ngập lụt, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét có thể xảy ra, ngay trong ngày 17-9, Thủ tướng đã có công điện gửi lãnh đạo 17 địa phương và các bộ ngành liên quan.

Các địa phương gồm Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa; và các Bộ: NN&PTNT, TN&MT, GTVT, Công Thương, Quốc phòng, Công an.

Nội dung công điện nêu rõ, theo bản tin của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng 17-9, áp thấp nhiệt đới đã vượt qua đảo Ludong (Philippines) vào vùng biển phía đông khu vực bắc biển Đông.

Hồi 10 giờ sáng, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc, 119,9 độ Kinh Đông, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 7, giật cấp 9.

Dự báo áp thấp nhiệt đới sẽ di chuyển theo hướng Tây với tốc độ 20 km/giờ về hướng quần đảo Hoàng Sa và có khả năng mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới; bão có thể ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển và đất liền nước ta, gây gió giật mạnh, mưa lớn ở khu vực Trung Trung Bộ và Bắc Trung Bộ trong những ngày tới.

Diễn biến của áp thấp nhiệt đới này còn rất phức tạp (dự báo có thể thay đổi cả về cấp độ gió, tốc độ di chuyển và hướng di chuyển), Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ TN&MT chỉ đạo cơ quan dự báo khí tượng thủy văn tiếp tục tổ chức theo dõi chặt chẽ, dự báo, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về diễn biến của áp thấp nhiệt đới cho cơ quan chức năng và người dân biết để chủ động triển khai công tác ứng phó.

Lãnh đạo các bộ, địa phương nêu trên tập trung triển khai ngay các biện pháp bảo đảm an toàn cho tàu thuyền, phương tiện và các hoạt động trên biển, ven biển.

Đồng thời rà soát, hoàn thiện kịch bản ứng phó với áp thấp nhiệt đới, bão, ngập lụt, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, tập trung bảo đảm an toàn tính mạng hạn chế thiệt hại về tài sản của Nhân dân, vận hành khoa học, an toàn hồ đập thủy điện, thủy lợi.

Song song đó là chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện, nhất là tại các địa phương dự kiến chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, mưa lũ, địa bàn trọng điểm để sẵn sàng triển khai ứng phó áp thấp nhiệt đới, bão, mưa lũ, cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ NN&PTNT tổ chức trực ban 24/7 theo dõi chặt chẽ tình hình, chủ động chỉ đạo, đôn đốc các địa phương triển khai công tác ứng phó phù hợp với diễn biến thiên tai thực tế.

Trước đó, chiều 16-9, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, cho hay khi đi vào Biển Đông áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và hướng về quần đảo Hoàng Sa.

Ngoài ra, điều kiện hiện tại và tương lai cho thấy, đường đi của áp thấp nhiệt đới và sau này có thể là cơn bão số 4 sẽ rất phức tạp so với cơn bão YAGI.

Đại diện Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia đưa ra hai kịch bản cho cơn áp thấp nhiệt đới/bão này.

Kịch bản 1: Khi mạnh lên thành bão sẽ di chuyển thẳng vào Trung Trung Bộ.

Kịch bản 2: Sau khi mạnh lên thành bão sẽ đổi hướng sang Tây Tây Bắc ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Dự báo nếu theo kịch bản này, bão số 4 sẽ ảnh hưởng đến đất liền vào cuối tuần này.

Source: 24h.com.vn

Các bài tương tự
3 ngày trước - Áp thấp nhiệt đới hình thành ở vùng biển phía đông Philippines dự báo đi vào Biển Đông trong ngày mai (17/9), mạnh lên thành bão khoảng ngày 18/9, sau đó có thể xảy ra hai kịch bản đổ bộ đất liền nước ta.
4 ngày trước - Từ nay đến cuối tháng 9, Biển Đông có thể đón thêm 1-2 cơn bão, tập trung trong giai đoạn khoảng 10 ngày cuối tháng, có thể ảnh hưởng đến miền Bắc, Bắc Trung Bộ nước ta.
2 tuần trước - Sáng nay (5/9), bão YAGI đã đạt cường độ cấp 15, dự báo trong hôm nay mạnh lên thành siêu bão cấp 16, nhanh hơn so với những nhận định trước đó. Khi vào vịnh Bắc Bộ, bão vẫn giữ cường độ cấp 13-14 với tác động vô cùng nguy hiểm.
2 tuần trước - Dự báo đêm nay (6/9), siêu bão YAGI sẽ vượt qua phía bắc đảo Hải Nam, Trung Quốc để đi vào vịnh Bắc Bộ nước ta. Dù ma sát với đảo Hải Nam, bão vẫn giữ cường độ cấp 14, giật cấp 17 trên vịnh Bắc Bộ, là cơn bão mạnh nhất từ trước đến nay ở...
1 tuần trước - Cường độ bão khi vào đất liền mạnh nhất trong 30 năm qua, thời gian quần thảo lâu, vùng bão đi qua có địa hình khá bằng phẳng, đông dân cư là những yếu tố khiến bão YAGI có sức tàn phá kinh hoàng.
Xem tin bài khác
53 phút trước - Mưa lớn khiến lưu lượng nước về hồ tăng nhanh nên Nhà máy thủy điện Hố Hô và 2 hồ chứa nước thủy lợi ở Hà Tĩnh đã tiến hành xả tràn điều tiết nước để đảm bảo an toàn cho công trình và khu vực hạ du.
1 giờ trước - Hôm nay (20/9), mưa lớn còn tiếp tục ở các tỉnh từ Quảng Bình đến Thanh Hoá, trọng tâm là khu vực phía nam Nghệ An đến Quảng Bình. Lũ đã xuất hiện trên sông Gianh, gây ngập lụt các khu vực trũng thấp ven sông.
1 giờ trước - Con Vát tiến lên bãi sình lầy giữa dòng suối ở thôn Làng Nủ, dù đi nhanh nhưng nó cũng thối lui rất lẹ, phản xạ bằng trực giác. Nó có sự từng trải nhất trong số 8 chú chó nghiệp vụ đang tham gia tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong vụ lũ...
1 giờ trước - Ngày 19/9, Sở Giao thông vận tải (GTVT) tỉnh Hoà Bình có văn bản báo cáo UBND tỉnh về sự cố công trình xây dựng trong quá trình khai thác sử dụng tại cầu Ngòi Móng.
1 giờ trước - Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ mang những thông điệp lớn, quan trọng tới Hội nghị Thượng đỉnh tương lai, Đại hội đồng LHQ khóa 79.