ttth247.com

Bác sĩ cảnh báo: Đừng để trẻ mắc bệnh tinh hoàn ẩn, dễ bị ung thư, vô sinh

Tinh hoàn ẩn là một tình trạng tương đối phổ biến ở trẻ em. Chẩn đoán, điều trị sớm sẽ ngăn ngừa các biến chứng như vô sinh, ung thư tinh hoàn và xoắn tinh hoàn.

Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) chiều 15-9 cho biết bé N.V.L. (13 tháng tuổi, ngụ Tiền Giang) được mẹ đưa đến Bệnh viện Nhi đồng 2 vì không thấy tinh hoàn trong bìu trái. Mẹ bé phát hiện ra điều này trong một lần tắm cho bé.

Tại Bệnh viện Nhi đồng 2, bé được chẩn đoán tinh hoàn ẩn bên trái và có chỉ định phẫu thuật đưa tinh hoàn về đúng vị trí.

Theo TS.BS Phạm Ngọc Thạch - phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2, tinh hoàn ẩn là tình trạng một hoặc cả hai tinh hoàn không xuống được bìu sau khi sinh.

Thông thường tinh hoàn di chuyển từ ổ bụng xuống bìu trong quá trình phát triển của thai nhi. Tuy nhiên ở một số trẻ, quá trình này bị gián đoạn, dẫn đến tinh hoàn nằm ở vị trí bất thường như ống bẹn hoặc ổ bụng.

Khi thăm khám, các bác sĩ sẽ kiểm tra bìu để xác định xem có tinh hoàn hay không. Nếu không sờ thấy tinh hoàn, bác sĩ có thể khám thêm vùng bẹn để tìm kiếm. Trong một số trường hợp, siêu âm có thể được sử dụng để xác định vị trí của tinh hoàn ẩn.

Theo các bác sĩ, tinh hoàn ẩn là một tình trạng tương đối phổ biến ở trẻ em. Chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng như vô sinh, ung thư tinh hoàn và xoắn tinh hoàn.

Nếu nghi ngờ trẻ bị tinh hoàn ẩn hãy đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được khám và tư vấn.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tuần trước - Hầu hết các trường hợp mắc bệnh sởi nặng có bệnh nền và trẻ chưa được tiêm ngừa hoặc tiêm ngừa không đầy đủ.
3 ngày trước - Sốt kèm phát ban có thể do sởi, rubella, tay chân miệng, tinh hồng nhiệt, thủy đậu hoặc một số bệnh tự miễn, bệnh ác tính.
1 tháng trước - Trẻ mắc bệnh tiểu đường type 1 thường có các triệu chứng sớm như thường xuyên khát nước và đi tiểu nhiều, nhanh đói, hay mệt mỏi, giảm cân, nhìn mờ.
3 tuần trước - Bệnh viện Nhi đồng 1 gần đây tiếp nhận 368 ca sởi, gặp khó khăn khi không có thuốc cấp cứu trẻ bệnh nặng, phải dùng loại khác thay thế với hiệu quả thấp hơn.
21 giờ trước - Mốc 2 tháng tuổi là thời điểm vàng bé cần được tiêm ngừa vaccine 6 trong 1 để phòng 6 bệnh nguy hiểm là bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và bệnh do vi khuẩn Hib. Để bé được bảo vệ sớm và tối ưu nhất, ba mẹ đừng trì hoãn hoặc...
Xem tin bài khác
4 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
4 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
4 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.
4 giờ trước - Nếu cơ thể bị sốt thì cơn sốt thường sẽ hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Phần lớn là những cơn sốt nhẹ. Nếu cơn sốt này kéo dài vài ngày không khỏi thì rất có thể nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc bệnh tiềm ẩn nào đó.
4 giờ trước - Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn. Trên thực tế, nhu cầu giấc ngủ của người lớn tuổi không thay đổi so với khi còn trẻ.