ttth247.com

Ban đại diện cha mẹ học sinh: Có những người 'vác tù và' dễ thương

"Con tôi học ở Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM từ năm 2016 - 2023. Và tôi chỉ tham gia công tác BĐDCMHS những năm con học cấp THCS.

Những năm ấy, chúng tôi cũng vận động phụ huynh đóng góp tiền bạc nhưng mọi việc diễn ra khá suôn sẻ. Đó là nhờ nguyên tắc đóng góp tự nguyện" - PGS.TS Vũ Thị Hạnh Thu, giảng viên khoa vật lý Trường đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM), chia sẻ.

Đừng ép phụ huynh phải "tự nguyện"

Theo bà Thu, một số trường hợp gây bức xúc cho phụ huynh chính là việc BĐDCMHS ép họ phải tự nguyện đóng góp. "Còn ở lớp của con tôi ngày xưa, BĐDCMHS trình bày cụ thể rằng bàn ghế trong lớp cũ quá, bảng thì rất mờ... nếu chờ nhà trường thay mới sẽ rất lâu nên nếu có thể được thì phụ huynh tự đóng góp để mua sắm.

Việc đóng góp này là tự nguyện, không bắt buộc và trên thực tế lớp của con tôi cũng có vài phụ huynh không đóng. Riêng một trường hợp phụ huynh có đóng nhưng BĐDCMHS chúng tôi không nhận vì hoàn cảnh gia đình học sinh này khá đặc biệt, neo đơn. Để BĐDCMHS lớp có đủ kinh phí hoạt động, chúng tôi chia phần còn thiếu ra, mỗi người góp thêm một ít cho đủ", bà Thu nói.

Tương tự, bà Đinh Tuyết Trâm, nguyên trưởng BĐDCMHS Trường mầm non Bé Ngoan, nguyên phó trưởng BĐDCMHS Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1, cũng thừa nhận đã huy động phụ huynh đóng góp dựa trên tinh thần tự nguyện chứ đừng truy đến cùng, bắt họ phải đóng góp là rất dễ gây ra bức xúc, kiện cáo.

"Đầu năm học, chúng tôi sẽ đưa ra bảng dự chi với những hoạt động cụ thể để cho phụ huynh góp ý. Nhưng nhiều khi đã thống nhất rồi mà vẫn có phụ huynh không đóng, có thể vì họ khó khăn hoặc có thể họ không đồng tình nhưng không nói, cái này BĐDCMHS phải tôn trọng quyết định của họ. Và giải pháp là BĐDCMHS chúng tôi góp thêm mỗi người một ít bù vào khoản đang thiếu", bà Trâm bộc bạch.

Bà Trâm cho rằng những việc có liên quan đến tiền bạc là rất nhạy cảm. Thế nên BĐDCMHS không chỉ khéo ăn nói mà phải công khai, minh bạch trong thu - chi. Đặc biệt, BĐDCMHS không được lạm quyền.

"Lớp của con tôi từng huy động gần 100 triệu đồng để mua bảng tương tác. Khi đã có đủ tiền, chúng tôi hỏi trong group phụ huynh là có vị nào làm việc trong ngành hoặc có hiểu biết, quen biết với các nhà cung cấp bảng tương tác không? Nếu có thì mời phụ huynh đó cùng với BĐDCMHS đi chọn mua.

Chúng tôi dành ra một buổi sáng đi đến các đơn vị cung cấp bảng tương tác để xem, sau đó báo cáo trong group phụ huynh về từng loại bảng, giá tiền, ưu, nhược điểm... để phụ huynh cùng chọn lựa. Tiền là tiền chung của cả tập thể phụ huynh lớp, 1 đồng cũng là mồ hôi công sức của phụ huynh, BĐDCMHS phải sử dụng nó phù hợp, không lãng phí thì mới thuyết phục được", bà Trâm nói thêm.

Tiền dễ, trí lực mới khó

"Việc vận động phụ huynh đóng góp kinh phí là dễ làm nhất nên nhiều trường đang quá chú trọng vào việc này. Trên thực tế, việc vận động phụ huynh đóng góp công sức, thời gian, trí tuệ vào quá trình giáo dục học sinh mới thực sự là khó. Nhưng tôi cho rằng đó mới thực sự có ý nghĩa và mang giá trị nhân văn", PGS Vũ Thị Hạnh Thu khẳng định.

Bà Thu tư vấn: "Ban giám hiệu các trường cần gợi ý để BĐDCMHS thực hiện. Như ở Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, thầy hiệu trưởng có ngỏ ý với BĐDCMHS rằng nhà trường đang đẩy mạnh phong trào nghiên cứu khoa học cho học sinh, cần phụ huynh tham gia tập huấn cho các em về kỹ năng nghiên cứu khoa học, hỗ trợ các nhóm trong những đề tài nghiên cứu cụ thể.

Thế là BĐDCMHS thông báo lời ngỏ của thầy hiệu trưởng đến tất cả phụ huynh trong lớp. Kết quả là không chỉ có mình tôi mà còn có thêm một số giáo viên, giảng viên khác cũng sắp xếp thời gian để hỗ trợ các con nghiên cứu khoa học. Thậm chí, khi học sinh trong trường muốn đến phòng lab lý, hóa ở trường đại học để nghiên cứu, chúng tôi cũng tạo điều kiện.

BĐDCMHS lớp của con tôi còn tổ chức lớp ôn tập vật lý, hóa học cho các con trước khi học sinh kiểm tra cuối học kỳ; tổ chức lớp học để thi lấy chứng chỉ tin học quốc tế... Cứ cái gì tốt cho học sinh, cho con em mình là chúng tôi làm".

Hiệu trưởng một số trường mầm non, tiểu học ở TP.HCM bày tỏ nếu không có sự chung tay của BĐDCMHS thì nhà trường rất khó thực hiện các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa... cho học sinh.

Bà Đinh Tuyết Trâm kể hiện nay các nhà trường đều đẩy mạnh hoạt động ngoại khóa nhằm giáo dục đạo đức, kỹ năng sống... cho học sinh như lễ hội xuân yêu thương, hội thi làm lồng đèn, hội thi cắm hoa, hội thi bày mâm quả Tết Trung thu, hoạt động trải nghiệm gói bánh chưng, bánh tét; những hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường...

"Học sinh mầm non, tiểu học không thể đi mua nguyên vật liệu chuẩn bị cho những hoạt động ấy. Chưa kể, đối với những hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường thì lại càng cần có thêm người lớn đi theo để hỗ trợ giáo viên trong công tác tổ chức, bảo đảm an toàn cho học sinh. 

Mà thời nay phụ huynh nào cũng bận rộn, phụ huynh nào cũng phải đi làm. Vậy mà chúng tôi phải sắp xếp công việc, dành ra một buổi hoặc thậm chí cả ngày để đồng hành cùng các con, hỗ trợ giáo viên trong quá trình tổ chức", bà Trâm nói.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
6 ngày trước - Ban đại diện cha mẹ học sinh không thể thiếu trong nhà trường mầm non và phổ thông hiện nay. Tuy nhiên, làm sao để họ làm tốt, làm đúng với chức trách của mình?
2 tuần trước - Tại họp báo tình hình kinh tế - xã hội TP.HCM định kỳ, được tổ chức chiều qua, 3.10, Sở GD-ĐT TP.HCM có những phản hồi về nhiều ý kiến 'đề nghị xóa bỏ ban đại diện cha mẹ học sinh tại các trường phổ thông để tránh tình trạng lạm thu'.
3 tuần trước - Cứ vào năm học mới lại dấy lên tranh luận về sự tồn tại của ban đại diện cha mẹ học sinh với những ý kiến trái chiều.
2 tuần trước - Để lo cho hoạt động của lớp, các thầy cô càng phải giữ kẽ, giữ quy chế, giữ lòng tự trọng của nghề giáo. Một bước phải hỏi ý kiến, làm biểu quyết trên nhóm lớp, hai bước phải xin phép hiệu trưởng, ba bước phải báo cáo với phụ huynh...
1 tháng trước - Bắt đầu năm học 2024-2025 có địa phương suôn sẻ, thầy cô và học sinh nô nức đến trường. Có nhiều trường, đến nay thầy trò phải nghỉ học do hậu quả khủng khiếp của bão Yagi.
Xem tin bài khác
2 giờ trước - Theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sinh viên hệ vừa học vừa làm, hệ đào tạo từ xa sẽ được cấp học bổng khuyến khích học tập như sinh viên chính quy.
2 giờ trước - Trung tâm công nhận văn bằng bằng (Cục Quản lý chất lượng Bộ GD-ĐT) nêu ra 6 trường hợp văn bằng liên kết đào tạo chưa hoặc không được công nhận.
3 giờ trước - Cơ quan công an đã làm việc với Trường THCS Trường Sơn, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) để xác minh, xử lý thông tin lan truyền trên mạng xã hội, có nội dung nhà trường “dằn mặt“ phụ huynh bằng cách bắt học sinh lao động, dọn vệ sinh đến 19h,...
3 giờ trước - Ngày 18-10, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đề thi tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 gồm 10 môn văn hóa và 7 môn ngoại ngữ.
3 giờ trước - Bộ GD-ĐT vừa công bố đề tham khảo tất cả các môn thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.