ttth247.com

Ban hành 3 năm, chính sách ưu đãi người thu nhập thấp vẫn phải... chờ hướng dẫn

Sáng 21.10, tại kỳ họp 8 Quốc hội khóa XV, Trưởng ban Dân nguyện Dương Thanh Bình trình bày báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp 7 Quốc hội khóa XV.

Ban hành 3 năm, chính sách ưu đãi người thu nhập thấp vẫn phải... chờ hướng dẫn- Ảnh 1.

Trưởng ban Dân nguyện Dương Thanh Bình

ẢNH: GIA HÂN

Kết quả giám sát cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, việc giải quyết kiến nghị của cử tri còn có một số hạn chế làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của một số đối tượng và hiệu quả thực hiện một số chính sách ưu đãi của nhà nước.

Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này là công tác xây dựng pháp luật còn chậm.

3 năm chưa thể triển khai vì phải chờ hướng dẫn

Báo cáo dẫn chứng, ngày 18.1.2022, Thủ tướng ban hành Quyết định số 90 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.

Theo đó, "người lao động có thu nhập thấp" là một trong các đối tượng được thụ hưởng chính sách "phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn".

Tuy nhiên, từ năm 2022 đến nay, cử tri nhiều địa phương liên tục kiến nghị Bộ LĐ-TB-XH ban hành hướng dẫn cụ thể về việc xác định thế nào là "người lao động có thu nhập thấp".

Do không có cơ sở để xác định thế nào là "người lao động có thu nhập thấp" nên các địa phương không thể thực hiện được chính sách theo Quyết định số 90.

Điều này đồng nghĩa, sau gần 3 năm Quyết định số 90 có hiệu lực thi hành nhưng vẫn chưa có hướng dẫn xác định "người lao động có thu nhập thấp" nên chính sách ưu đãi này chưa được triển khai trên thực tế, trong khi thời gian thực hiện quyết định chỉ còn hơn 1 năm.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị Bộ LĐ-TB-XH khẩn trương tham mưu xây dựng, trình Chính phủ ban hành hướng dẫn việc xác định "người lao động có thu nhập thấp" làm cơ sở cho các địa phương thực hiện, đồng thời rút kinh nghiệm trong việc tham mưu, xây dựng ban hành chính sách, bảo đảm chính sách đưa ra được thực hiện hiệu quả trên thực tế.

Thiếu vắc xin vì ban hành kế hoạch quá chậm

Báo cáo cũng đề cập việc cử tri nhiều địa phương phản ánh về việc thiếu vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại các cơ sở y tế công lập nên nhiều trẻ em không được tiêm chủng đúng lịch, chưa tiêm đủ mũi nên có nguy cơ nhiễm bệnh cao.

Qua giám sát cho thấy, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 98 ngày 10.7.2023 về việc bố trí ngân sách T.Ư năm 2023 cho Bộ Y tế để mua vắc xin. Nghị quyết đã xác định bảo đảm có vắc xin sớm nhất là một nhiệm vụ cấp bách và giao Bộ Y tế trong tháng 7.2023, trình Chính phủ ban hành nghị định sửa đổi Nghị định số 104 quy định về hoạt động tiêm chủng theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Tuy nhiên, đến ngày 5.2.2024, Nghị định số 13 sửa đổi Nghị định số 104 mới được ban hành, theo đó ngân sách T.Ư được bố trí trong ngân sách chi thường xuyên của Bộ Y tế để đảm bảo kinh phí cho các hoạt động trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.

Đến tháng 6.2024, Bộ Y tế mới ban hành kế hoạch tiêm chủng mở rộng năm 2024, quá chậm để các địa phương có thể triển khai thực hiện.

Theo báo cáo, tại nhiều địa phương, tình trạng thiếu vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng đã diễn ra từ cuối năm 2022, đến thời điểm tháng 9.2024 vẫn còn xảy ra tình trạng này.

Ủy ban Thường vụ kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế và các địa phương có giải pháp quyết liệt bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.

Vẫn theo báo cáo, cử tri các tỉnh Thái Nguyên, Lạng Sơn kiến nghị Bộ Y tế sớm ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật để làm căn cứ tính giá dịch vụ y tế.

Qua giám sát cho thấy, theo quy định tại Nghị định số 60, đến hết năm 2021 cơ bản hoàn thành lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công; theo Nghị định số 96 quy định chi tiết một số điều của luật Khám bệnh, chữa bệnh: "các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được tiếp tục thực hiện thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo các quy định đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt cho đến khi có quy định mới nhưng không muộn hơn ngày 31.12.2024".

Đến nay, Bộ Y tế chưa ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn theo thẩm quyền về phương pháp định giá và giá cụ thể dịch vụ khám, chữa bệnh, trong khi chỉ còn gần 3 tháng nữa là thời hạn phải áp dụng giá dịch vụ khám, chữa bệnh mới.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị Bộ Y tế khẩn trương ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật, phương pháp tính giá dịch vụ khám, chữa bệnh để áp dụng từ ngày 1.1.2025.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
2 giờ trước - Cử tri kiến nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khẩn trương tham mưu xây dựng, trình Chính phủ ban hành hướng dẫn xác định người lao động có thu nhập thấp.
1 tháng trước - Cựu cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo bị cáo buộc tạo “cơ chế“ cho điện mặt trời Trung Nam được hưởng giá điện ưu đãi.
2 tuần trước - Những vấn đề được nêu ra dưới đây đều trực tiếp hoặc gián tiếp khiến bức tranh về nhà ở giá thấp mang gam màu tối.
3 tuần trước - Bộ GTVT đã hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam theo ý kiến của Hội đồng thẩm định Nhà nước.
1 tháng trước - Tôi đang sống ở quần thể chung cư 'Liên Hiệp Quốc' gần cầu Sài Gòn. Chung cư có biệt danh ấy vì nơi đây có hàng trăm cư dân mang hàng chục quốc tịch khác nhau'.
Xem tin bài khác
2 phút trước - Một số người dân tại TP.HCM phản ánh việc Công ty cổ phần Cấp nước Tân Hòa có thông báo nếu không đăng ký định mức nước sẽ bị hạ về định mức 0 mét khối, thực hư ra sao?
20 phút trước - Theo dự báo, trong 2 ngày tới, khu vực các tỉnh miền Trung từ Thanh Hóa - Phú Yên có mưa lớn với lượng mưa phổ biến từ 40 - 120 mm, có nơi trên 180 mm. Cảnh báo khu vực này có mưa cường suất lớn (>150 mm/6giờ).
20 phút trước - Tự xưng là cảnh sát hình sự và in cả giấy triệu tập, nhóm 3 đối tượng đã yêu cầu 2 cô gái ở Bắc Kạn phải đưa 1 tỉ đồng để bỏ qua vụ án đánh bạc qua mạng.
20 phút trước - Đơn vị tư vấn đánh giá hồ sơ dự thầu của các nhà thầu tham dự gói thầu số 5 thuộc Dự án tu bổ, tôn tạo di tích Thành cổ Diên Khánh (Khánh Hòa) có nhiều dấu hiệu giả mạo.
21 phút trước - Hiện nay, Biển Đông đang có gió mạnh, sóng lớn do ảnh hưởng của không khí lạnh. Dự báo, từ ngày 23 - 25.10, trên biển khả năng cao sẽ có hoạt động của áp thấp nhiệt đới hoặc bão.