ttth247.com

Bảo hiểm tài sản trong bão: Doanh nghiệp cần lưu ý gì?

Mới đây, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho biết, các doanh nghiệp bảo hiểm đã tiếp nhận thông tin hơn 9.000 vụ thiệt hại về tài sản và xe cơ giới, ghi nhận 14 trường hợp tử vong, 18 vụ thuộc nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe, do ảnh hưởng của bão số 3.

Tổng số tiền chi trả bồi thường thiệt hại về con người và tài sản ước tính khoảng 7.000 tỉ đồng.

Bảo hiểm tài sản trong bão: Doanh nghiệp cần lưu ý gì?- Ảnh 1.

Một nhà hàng tại khu du lịch Bãi Cháy (Quảng Ninh) bị sập hoàn toàn do bão số 3

ẢNH: THẠCH THẢO

Theo lãnh đạo cục, đây là những con số sơ bộ. Thực tế, số vụ tổn thất và giá trị chi trả bồi thường bảo hiểm vẫn chưa thống kê được toàn diện, đầy đủ. Trước đó, cục này cũng đã có công văn gửi Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam và các doanh nghiệp bảo hiểm, đề nghị báo cáo tình hình thiệt hại và bồi thường bảo hiểm do bão số 3 gây ra, đồng thời thực hiện ngay việc tạm ứng bồi thường, bồi thường và trả tiền bảo hiểm...

Gia đình chạy lũ thần tốc: Bí quyết di dời tài sản nhanh nhất

Hậu quả do bão số 3 để lại là vô cùng nặng nề, cả về người và tài sản. Việc mua bảo hiểm và chi trả tiền bảo hiểm sẽ là một phương án "cứu cánh" cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có tài sản, nhà xưởng lớn. Tuy vậy, không phải trường hợp nào mua bảo hiểm cũng đủ điều kiện để được hưởng bảo hiểm.

Vậy, doanh nghiệp cần lưu ý gì khi tham gia bảo hiểm để đảm bảo quyền lợi của mình khi có sự cố xảy ra?

Theo luật sư Trương Anh Tú (Chủ tịch TAT Law Firm, Đoàn luật sư TP.Hà Nội), thiên tai nói chung và bão, lũ nói riêng là những rủi ro khó lường. Khi xảy ra, chúng có thể gây thiệt hại rất lớn về tài chính cho doanh nghiệp.

Với trường hợp này, bảo hiểm tài sản là một trong những biện pháp hiệu quả nhất giúp doanh nghiệp giảm thiểu tổn thất. Bảo hiểm tài sản bao gồm nhà xưởng, máy móc và hàng hóa, giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh mà không phải gánh chịu toàn bộ tổn thất.

Tuy nhiên, khi tham gia bảo hiểm, điều mấu chốt là doanh nghiệp phải hiểu rõ về hợp đồng bảo hiểm, phạm vi được bảo hiểm và các điều khoản loại trừ. Nếu không nắm rõ các quy định này thì rất dễ dẫn đến những hiểu lầm và tranh chấp khi yêu cầu bồi thường.

Luật sư Tú dẫn thực tế cho thấy, một trong những rủi ro phổ biến nhất mà doanh nghiệp gặp phải là các điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm. Nhiều hợp đồng có điều khoản loại trừ các sự cố thiên tai như sạt lở đất, ngập lụt do nước tràn từ hồ hoặc đập, sương muối…

"Nếu có điều khoản loại trừ như vậy, dù doanh nghiệp có tham gia bảo hiểm tài sản, nhưng trường hợp thiệt hại phát sinh từ những nguyên nhân này, họ cũng sẽ không được bồi thường", luật sư Tú nói và khuyến cáo cáo doanh nghiệp cần đọc kỹ các điều khoản và hỏi rõ công ty bảo hiểm về những trường hợp nào không được bảo hiểm chi trả.

Vị luật sư cũng lưu ý, một số doanh nghiệp chỉ mua bảo hiểm cháy nổ cho nhà xưởng mà không mua các gói bảo hiểm mở rộng để bảo vệ trước các rủi ro thiên tai khác như giông bão hay lũ lụt. Điều này khiến cho phạm vi bảo hiểm trở nên hạn chế và không thể bảo vệ toàn diện doanh nghiệp trước các rủi ro.

Bảo hiểm tài sản trong bão: Doanh nghiệp cần lưu ý gì?- Ảnh 2.

Luật sư Trương Anh Tú khuyến cáo những nội dung cần lưu ý khi tham gia bảo hiểm

ẢNH: NVCC

Cần làm gì để được bồi thường?

Để tránh ảnh hưởng đến quyền lợi khi tham gia bảo hiểm, luật sư Trương Anh Tú khuyến cáo doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ lưỡng về hợp đồng bảo hiểm trước khi ký kết. Đừng ngần ngại yêu cầu giải thích mọi điều khoản, đặc biệt là những điều khoản loại trừ.

"Một khi đã tham gia bảo hiểm, hãy đảm bảo rằng doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ các quy trình khai báo và giám định khi có sự cố", luật sư nhấn mạnh.

Khi sự cố xảy ra, ngoài việc hiểu rõ hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp cần lưu giữ đầy đủ hồ sơ và tài liệu liên quan đến tài sản của mình, bao gồm hình ảnh, video và hóa đơn liên quan đến tài sản bị thiệt hại. Điều này rất quan trọng để chứng minh tổn thất khi làm việc với công ty bảo hiểm.

Nếu có thể, doanh nghiệp cũng nên yêu cầu giám định độc lập để đảm bảo tính minh bạch trong việc xác định mức độ thiệt hại.

Doanh nghiệp cũng cần khai báo sự cố kịp thời với công ty bảo hiểm. Việc này cần được thực hiện ngay khi phát hiện sự cố để tránh việc công ty bảo hiểm từ chối bồi thường vì lý do không khai báo kịp thời.

Đồng thời, trong quá trình giám định, doanh nghiệp cần hợp tác chặt chẽ với công ty bảo hiểm để đảm bảo quyền lợi được giải quyết nhanh chóng và chính xác.

Trong trường hợp phát sinh tranh chấp giữa doanh nghiệp và công ty bảo hiểm, điều đầu tiên doanh nghiệp cần làm là đối thoại trực tiếp với công ty bảo hiểm. Đây là cách đơn giản nhất để hai bên có thể giải quyết mâu thuẫn mà không phải đưa sự việc ra tòa.

Tuy nhiên, nếu không thể đạt được thỏa thuận, doanh nghiệp có thể cân nhắc sử dụng các cơ quan giải quyết tranh chấp như trọng tài thương mại hoặc tòa án; đồng thời tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia pháp lý về bảo hiểm.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
2 tuần trước - Tôi đang sống ở quần thể chung cư 'Liên Hiệp Quốc' gần cầu Sài Gòn. Chung cư có biệt danh ấy vì nơi đây có hàng trăm cư dân mang hàng chục quốc tịch khác nhau'.
1 tuần trước - Ảnh hưởng của cơn bão số 3 (siêu bão Yagi), nhiều cây trên đường phố Hà Nội bị bật gốc, gãy đổ, đè hư hỏng hàng loạt xe ô tô. Các xe ô tô này có được bồi thường và bồi thường như thế nào?
2 ngày trước - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 143/NQ-CP ngày 17.9 khắc phục hậu quả bão số 3 (bão Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
2 tuần trước - Bưu điện Việt Nam sẽ tạm dừng các hoạt động chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo trợ xã hội, trong thời gian siêu bão Yagi (siêu bão số 3) đổ bộ, để đảm bảo an toàn cho người hưởng và nhân viên chi trả.
4 ngày trước - Sáng 15.9, tại hội nghị của Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 về công tác khắc phục hậu quả sau siêu bão lịch sử, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhiều lần nghẹn giọng, bật khóc khi đề cập tới sự tàn phá, hậu...
Xem tin bài khác
5 phút trước - Đứt dây neo khi đang neo đậu tránh bão số 4, một tàu cá tại Quảng Bình đã bị sóng đánh lật, rất may thời điểm xảy ra vụ việc không có thuyền viên trên tàu.
5 phút trước - Công an tỉnh Bình Thuận bắt giữ Trần Văn Thuận, 'trùm' khai thác khoáng sản trái phép ở H.Hàm Tân khi người này lẩn trốn tại TP.HCM, chuẩn bị bay ra Hà Nội.
6 phút trước - Ngày 20.9, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM phối hợp các tổ chức chính trị - xã hội, Sở TT-TT TP.HCM tổ chức lễ xuất quân thực hiện công trình của các cơ quan thông tin đại chúng hỗ trợ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
6 phút trước - 37 thôn, bản với hơn 600 hộ dân tại Quảng Bình đang bị ngập lụt do mưa lớn sau bão số 4. Ngoài ra, nhiều nơi bị sạt lở, giao thông chia cắt...
6 phút trước - Rất ít người lao động thất nghiệp mặn mà với chính sách hỗ trợ học nghề của nhà nước. Tùy từng năm, số lượng người đang thất nghiệp chọn đi học nghề chiếm trên dưới 1%.