ttth247.com

Bão quét sạch, doanh nghiệp "xin" vay 30 tỷ: Ngân hàng nói gì?

Tại hội thảo với chủ đề Giải pháp tài chính, tín dụng thúc đẩy "Tam nông" phát triển bền vững, bà Nguyễn Thị Hải Bình, Tổng Giám đốc của STP Group, cho biết tập đoàn đã đầu tư vào nuôi trồng thủy sản tại Quảng Ninh suốt 7 năm. Tuy nhiên, cơn bão Yagi đã gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp.

“STP Group bị xóa sổ hoàn toàn những làng nuôi trên biển. May mắn là, giống như một số doanh nghiệp khác, chúng tôi vẫn còn lại hạ tầng. Câu hỏi đặt ra là chúng tôi có thể vay được gì, và Bộ, ngành sẽ hỗ trợ như thế nào?” bà Bình chia sẻ.

Bà Bình bày tỏ mong muốn được tham gia vào gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng - gói vay ưu đãi cho lĩnh vực lâm sản, thủy sản, nhưng doanh nghiệp cần phải có tài sản đảm bảo và đáp ứng nhiều điều kiện khác. Bà cho biết thêm, đến thời điểm hiện tại, STP Group vẫn chưa nhận được sự hỗ trợ nào, do gặp khó khăn về việc chưa được cấp sổ đỏ, tài sản trên biển chưa được định giá và không tham gia bảo hiểm.

Bà Bình cũng đề nghị các Bộ, ngành quan tâm đặc biệt đến ngành nuôi trồng thủy sản trên biển – một lĩnh vực đối mặt với rủi ro rất lớn từ thiên tai, dịch bệnh và các yếu tố khác.

“Chúng tôi đã xây dựng được nền tảng như truy xuất nguồn gốc, cấp sổ xanh,… nhưng nếu tiếp tục chờ đợi hỗ trợ thì sẽ rất lâu, nhất là sau thiệt hại do bão Yagi. Hiện giờ chúng tôi cần đầu tư lại. Nếu tiếp tục với cách làm cũ, chắc chắn chúng tôi sẽ gặp thất bại. Đầu tư theo cách làm mới, chúng tôi cần lượng vốn lớn. Đồng thời, cần có giải pháp để khoanh nợ cũ cho người dân và tiếp tục vay mới để tái đầu tư,” bà Bình nói, bày tỏ mong muốn vay 30 tỷ đồng từ Agribank để “khởi nghiệp lại.”

Bão quét sạch, doanh nghiệp "xin" vay 30 tỷ: Ngân hàng nói gì? - Ảnh 1.

Bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành Kinh tế (Ngân hàng Nhà nước).

Liên quan đến câu chuyện của doanh nghiệp, bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành Kinh tế (Ngân hàng Nhà nước), cho biết Nghị định 55 đã quy định rõ rằng trong trường hợp bất khả kháng, khách hàng theo Nghị định này có thể được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và cho vay mới để khôi phục sản xuất kinh doanh.

“Tất cả các khách hàng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn hoàn toàn có thể yên tâm vì cơ chế chính sách đã có sẵn. Vấn đề hiện tại là cách tổ chức thực hiện của các tổ chức tín dụng,” bà Giang nhấn mạnh.

Ngoài ra, bà Giang cho biết ngành ngân hàng đã triển khai nhiều giải pháp sau bão Yagi, bao gồm giảm lãi suất, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, và đang tích cực trình Thủ tướng chính sách giữ nguyên nhóm nợ cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3, bao gồm các lĩnh vực như thương mại, dịch vụ, công nghiệp,…

Bão quét sạch, doanh nghiệp "xin" vay 30 tỷ: Ngân hàng nói gì? - Ảnh 2.

Ông Hoàng Minh Ngọc, Phó Tổng Giám đốc Agribank.

Về phía Agribank, ông Hoàng Minh Ngọc, Phó Tổng Giám đốc, chia sẻ: “Sau cơn bão số 3, Agribank chịu thiệt hại khoảng 40.000 tỷ đồng và 28.000 khách hàng của chúng tôi bị ảnh hưởng. Agribank đã cử các đoàn công tác xuống trực tiếp Quảng Ninh ngay sau sự cố. Agribank đã giảm lãi suất từ 0,5% đến 2%, tùy thuộc vào mức độ thiệt hại của khách hàng. Đồng thời, ngân hàng vẫn tiếp tục hỗ trợ vay vốn mới cho khách hàng.”

Ông cũng cho biết, từ đầu năm 2024, Agribank đã triển khai nhiều gói ưu đãi lãi suất cho các doanh nghiệp, và mọi loại hình doanh nghiệp đều có thể tiếp cận.

Về đề nghị vay 30 tỷ đồng của STP Group, ông Ngọc khẳng định: “Agribank chưa bao giờ từ chối bất kỳ nhu cầu vay vốn nào. Tuy nhiên, cần phải phân biệt giữa tín dụng chính sách và tín dụng thương mại. Đối với tín dụng chính sách, Agribank luôn tiên phong thực hiện, và chúng tôi đã kiến nghị tăng tỷ lệ cho vay không cần đảm bảo tài sản theo Nghị định 55. Đối với khoản vay tín dụng thương mại như 30 tỷ hay 50 tỷ, Agribank sẽ cùng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế và doanh nghiệp đánh giá. Không có chuyện tín chấp ít hay nhiều, quan trọng là khả năng của doanh nghiệp có đáp ứng được tín dụng đó hay không?".

Ông Ngọc cũng nhấn mạnh: “Agribank đã cho vay rất nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, chẳng hạn như cho vay lúa gạo. Tài sản chỉ là một phần, có những doanh nghiệp chúng tôi cho vay hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ. Điều quan trọng là sự đồng hành giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Chúng tôi mong muốn doanh nghiệp hiểu và đồng hành cùng Agribank.”

Source: danviet.vn

Các bài tương tự
2 tuần trước - Cơn bão số 3 gây thiệt hại hơn 81.000 tỷ đồng, đẩy nhiều địa phương vào khó khăn. Doanh nghiệp và người dân đang kỳ vọng các chính sách hỗ trợ sẽ sớm được triển khai để giúp họ nhanh chóng phục hồi sản xuất và ổn định cuộc sống.
3 tuần trước - Toàn bộ trang trại gà rộng gần 10.000 m2 của ông Đoàn (Đông Anh, Hà Nội) bị lũ nhấn chìm, giờ bão đã tan, nước đã rút nhưng chi phí hồi phục lại là gánh nặng lớn.
1 tháng trước - Theo ông Lê Quốc Ninh, phân khúc khách hàng của ngành tài chính tiêu dùng, là công nhân, lao động tự do, họ là những người chịu ảnh hưởng đầu tiên khi nền kinh tế khó khăn, nhưng khi kinh tế đi lên thì họ lại là người hưởng lợi gần như...
5 ngày trước - Chia sẻ trách nhiệm khi đất nước gặp khó khăn; kiến nghị những vấn đề chung của xã hội thay vì chỉ câu chuyện của đơn vị mình…, cộng đồng doanh nghiệp Việt ngày càng cho thấy sự trưởng thành, là rường cột của quốc gia.
2 tuần trước - Bão số 3 khiến không ít doanh nghiệp thiệt hại 'khủng', gần như trắng tay. Các doanh nghiệp mong chính sách bồi thường, hỗ trợ được thúc đẩy nhanh chóng hơn.
Xem tin bài khác
1 giờ trước - Bức tranh kết quả kinh doanh quý 3/2024 của nhóm chứng khoán đã được hé lộ tương sối đầy đủ.
1 giờ trước - Các cổ đông sáng lập của công ty đều là những doanh nghiệp trong ngành, trong đó, trong đó nguồn vốn của Nhà nước hiện nay chiếm 31,25 % tổng số vốn điều lệ công ty.
1 giờ trước - BSC cho rằng tăng trưởng lợi nhuận 2025F và định giá ở mức hợp lý sẽ là yếu tố cốt lõi để lựa chọn cổ phiếu.
1 giờ trước - Dòng vốn ngoại liên tiếp bán ròng với cường độ mạnh trên toàn thị trường, giá trị mỗi phiên đều hàng trăm tỷ.
3 giờ trước - Lợi nhuận trước thuế của 19 ‘ông lớn’ nhà nước ước đạt 85.886 tỉ đồng trong 9 tháng đầu năm nay.