ttth247.com

Bé sơ sinh vỡ ruột trong bụng mẹ 'hồi phục tốt'

TP HCMBé sơ sinh ăn sữa được, các chỉ số ổn định, sẽ được đóng hậu môn nhân tạo, sau 10 ngày mổ cấp cứu trong đêm do vỡ ruột trong bụng mẹ.

Ngày 31/8, TS.BS Phạm Ngọc Thạch, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết do đoạn ruột hoại tử đã cắt trong lần mổ trước khá dài, đoạn ruột còn lại ngắn, gây hội chứng ruột ngắn. Hội chứng này gây tình trạng kém hấp thu các chất dinh dưỡng, thường gặp sau các phẫu thuật ống tiêu hóa hoặc cũng có thể do bẩm sinh.

Trong khi đó, ở bệnh nhi này, vấn đề hấp thu dinh dưỡng rất bức thiết và cực kỳ quan trọng, giúp bé đủ năng lượng bù đắp stress phẫu thuật lần trước cũng như duy trì sự phát triển, chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật đóng hậu môn nhân tạo sắp tới.

"Bên cạnh ăn uống qua đường miệng, bé sẽ được nuôi ăn tĩnh mạch hỗ trợ", bác sĩ nói. Dự kiến vài tháng tới, khi tình trạng ổn định khi tình trạng ổn định, các bác sĩ sẽ phẫu thuật đóng lại hậu môn nhân tạo, thiết lập sự lưu thông ruột về bình thường, giải quyết tình trạng ruột ngắn.

Theo bác sĩ Thạch, trẻ mắc hội chứng ruột ngắn nếu không được điều trị hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng mất nước điện giải, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng nặng, tử vong. Hiện, bé được chăm sóc đặc biệt tại khoa sơ sinh - nơi có nhiều kinh nghiệm trong nuôi ăn tĩnh mạch cho các trường hợp ruột ngắn.

Nhân viên y tế trong phòng mổ. Ảnh: Quỳnh Trần

Nhân viên y tế trong phòng mổ. Ảnh: Quỳnh Trần

Bé chào đời lúc thai 36 tuần, nặng 2,5 kg, được chuyển từ viện sản sang Nhi đồng 2 khi mới 4 giờ tuổi do nghi ngờ có tình trạng viêm phúc mạc ngay từ thời kỳ bào thai. Các bác sĩ mổ cấp cứu trong đêm, thấy đoạn ruột 20 cm đã hoại tử vỡ từ trước, các quai ruột dính chặt với nhau thành khối, gây tắc ruột. Bệnh nhi được gỡ dính ruột, cắt bỏ đoạn ruột hoại tử, làm hậu môn tạm, rửa bụng, dẫn lưu.

Viêm phúc mạc bào thai là tình trạng viêm hóa học phản ứng vô khuẩn của phúc mạc do dịch ruột đi qua lỗ thủng của ống tiêu hóa thai nhi, với tỷ lệ mắc khoảng 1 trên 35.000 trẻ. Bệnh có thể chẩn đoán trước sinh và điều trị ngay sau sinh giúp mang lại nhiều kết quả cho sự phát triển sau này của trẻ.

Chẩn đoán tiền sản sớm và sự phối hợp gắn kết các bác sĩ sản - nhi giúp có kế hoạch điều trị đúng, kịp thời cho trẻ sơ sinh, tránh các biến chứng và giảm nguy cơ tử vong. Những trường hợp không có chẩn đoán tiền sản hay nếu chậm trễ bỏ sót, biến chứng sẽ vô cùng nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao. Thai phụ nên khám thai định kỳ đầy đủ để không bỏ sót bệnh.

Lê Phương

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
3 tuần trước - Khi bác sĩ phẫu thuật vào ổ bụng phát hiện bệnh nhi có nhiều phân su, dịch ổ bụng vàng đục, một đoạn ruột dài khoảng 20cm đã hoại tử vỡ từ trước.
3 tuần trước - TP HCM- Bé sơ sinh được chuyển từ viện sản sang Bệnh viện Nhi đồng 2 khi mới 4 giờ tuổi, được mổ cắt đoạn ruột hoại tử ngay trong đêm.
1 tháng trước - Pháp- Nhiều VĐV triathlon (ba môn phối hợp) nhiễm bệnh đường tiêu hóa, thủ phạm được cho là khuẩn E.coli.
1 tháng trước - Hà Nội- Bé gái 12 tuổi nhập viện do sụt hơn 10 kg, mất kinh, bác sĩ phát hiện trẻ bị stress, chán ăn tâm thần sau khi bố mẹ ly thân.
1 tuần trước - Bổ sung lợi khuẩn, vệ sinh đồ chơi và các vật dụng cần thiết, không tự ý dùng kháng sinh giúp bảo vệ sức khỏe tiêu hóa cho trẻ.
Xem tin bài khác
8 phút trước - Các nhà nghiên cứu Ý đã chỉ ra một giải pháp thú vị cho quý ông bị gan nhiễm mỡ nhưng không thích ăn cá hay đậu.
41 phút trước - Cà phê là thức uống quen thuộc và có thể tác động lên huyết áp theo nhiều cách khác nhau, khi dùng nên lưu ý liều lượng.
41 phút trước - Mùa mưa độ ẩm tăng cao tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển khiến người tiểu đường dễ mắc các bệnh về da, sốt rét, sốt xuất huyết, cảm cúm, viêm mắt.
41 phút trước - TP HCM- Sau 8 năm cắt một bên tinh hoàn để chữa ung thư, anh Tuyến, 49 tuổi, được phẫu thuật tìm tinh trùng để có con dù hy vọng gần như bằng không.
41 phút trước - Mỹ- Ba người phụ nữ nhớ lại ký ức đau đớn khi bị bác sĩ David Farley lạm dụng lúc họ còn tuổi vị thành niên, thề sẽ chiến đấu để đòi lại công lý.