ttth247.com

Bé trai 6 tuổi có thận ‘đi lạc’ lên lồng ngực

Bé trai T. (6 tuổi, ở Hà Nội) bị thoát vị hoành bẩm sinh, kèm theo thận lạc chỗ trên lồng ngực và phổi biệt lập. Theo các bác sĩ, đây là dị tật bẩm sinh phức tạp, có tỉ lệ tử vong cao.

Ngày 16-8, Bệnh viện Nhi trung ương (Hà Nội) thông tin vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho bệnh nhi trên.

Bé T. (6 tuổi, Hà Nội) vào viện vì đau tức ngực và nhiễm khuẩn hô hấp tái diễn nhiều lần. Trẻ được các bác sĩ thăm khám lâm sàng, chụp X-quang và chụp cắt lớp vi tính lồng ngực. Hình ảnh quan sát thấy là thoát vị cơ hoành bên trái với tạng thoát vị là lách, đại tràng, ruột non, kèm theo thận trái lạc chỗ trên lồng ngực.

Theo các bác sĩ, thoát vị hoành với thận lạc chỗ trên lồng ngực là thương tổn hiếm gặp (chiếm 0,25% trên tổng số các trường hợp thoát vị hoành).

Trên y văn thế giới, tổn thương này chỉ được báo cáo với các ca bệnh lâm sàng riêng lẻ. Tổn thương trong ca bệnh của bé T. kèm theo dị tật bẩm sinh của đường hô hấp dưới (là khối phổi biệt lập) có liên quan về mạch máu với thận lạc chỗ, không quan sát thấy trên thăm dò hình ảnh trước phẫu thuật.

Sau khi đánh giá tình trạng bệnh nhi, ông Phạm Duy Hiền - phó giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương và bác sĩ Tô Mạnh Tuân, trưởng khoa ngoại lồng ngực, thống nhất chẩn đoán và chỉ định phẫu thuật.

Mục tiêu phẫu thuật đưa các tạng thoát vị trở lại ổ bụng và tạo hình cơ hoành trái. Đồng thời chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện để hồi sức tích cực trước, trong và sau mổ cho bệnh nhi.

Sau 3 giờ đồng hồ, ca phẫu thuật đã diễn ra thành công tốt đẹp. Khối phổi biệt lập bất thường của trẻ được loại bỏ mà không tổn thương vào tĩnh mạch thận trái. Các tạng thoát vị (bao gồm cả thận trái lạc chỗ) được đưa trở lại ổ bụng, cơ hoành trái được tạo hình và trở lại với vị trí giải phẫu bình thường.

Bé được điều trị hậu phẫu ổn định và xuất viện 7 ngày sau phẫu thuật trong niềm vui, hạnh phúc của gia đình và đội ngũ y bác sĩ.

Các bác sĩ cũng cho biết việc làm chủ quy trình hồi sức và phẫu thuật dị tật thoát vị hoành bẩm sinh đã mở ra nhiều hy vọng cho các em bé không may mắc dị tật bẩm sinh này.

Bên cạnh đó hiện nay với sự phát triển của các phương pháp chẩn đoán trước sinh, bệnh lý thoát vị hoành có thể chẩn đoán sớm từ trong thai kỳ, giúp tiên lượng sự phát triển thai nhi và giúp chuẩn bị tốt nhất trong công tác hồi sức, tăng đáng kể khả năng cứu sống người bệnh.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Hà Nội- Bé trai 6 tuổi bị thoát vị hoành bẩm sinh, thận lạc chỗ lên lồng ngực và phổi biệt lập, là dị tật bẩm sinh phức tạp, tỷ lệ tử vong cao.
1 tháng trước - Bệnh ung thư võng mạc khiến bé gái 3 tuổi (Đăk Lăk) hỏng mắt phải, bác sĩ sử dụng kỹ thuật lạnh đông để cứu thị lực mắt còn lại.
3 tuần trước - TP HCM- Suốt 4 tiếng chạy thận, bà Mai, 68 tuổi, chẳng nói câu nào, lúc về nhà chỉ lủi thủi trong phòng, ăn uống kém, ngày càng gầy.
1 tuần trước - TP HCM- Bé trai 3 tuổi đau bụng, nôn ói và sốt, bác sĩ phát hiện 31 viên nam châm kết dính nhau thành chuỗi làm thủng 8 nơi trong ruột.
2 ngày trước - Các bác sĩ Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long (TP Cần Thơ) cho biết đã phẫu thuật cấp cứu cho một bé gái 6 tuổi, bị chấn thương chân trái nghiêm trọng do bị kẹt chân cửa thang máy tại nhà.
Xem tin bài khác
47 phút trước - Hà Nội- Tăng cân sau sinh khiến Linh ngán ngẩm khi nhìn mình trong gương, cô quyết nhịn ăn gián đoạn, ăn theo quy tắc bàn tay kết hợp tập luyện thay đổi vóc dáng.
47 phút trước - Tôi thường xuyên nhận được thịt cá sạch từ quê gửi lên, nên đã dự trữ đầy ắp ngăn đông tủ lạnh, điều này có tốt? (Hà, 35 tuổi, Hà Nội)
6 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
6 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
6 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.