ttth247.com

Bên trong nhà máy sản xuất công tắc, ổ cắm điện tại Việt Nam

Nhà máy của Panasonic đặt tại Bình Dương với khoảng 1.000 người Việt đang sản xuất 9 triệu thiết bị điện cho thị trường trong và ngoài nước.

Nhà máy của Panasonic Electric Works Việt Nam (PEWVN) là một trong những nhà máy sản xuất ổ cắm, công tắc điện lớn nhất tại Việt Nam, tọa lạc trên diện tích 28 nghìn mét vuông tại khu công nghiệp ở Bình Dương.

Mỗi năm, nhà máy này xuất xưởng khoảng 9 triệu sản phẩm và công suất tối đa có thể đạt là 16 triệu. Sản phẩm chính tại đây là ổ cắm và công tắc điện, còn được gọi là "thiết bị nối dây", chiếm gần 70% doanh số, phục vụ chính cho thị trường Việt Nam, bên cạnh việc xuất khẩu sang Nhật Bản và Thái Lan. Tại Việt Nam, thiết bị nối dây của PEWVN chiếm khoảng 50% thị phần.

Một trong những công đoạn được đánh giá là phức tạp, cần nhiều kỹ năng nhất là tạo khuôn sản phẩm, vốn được thực hiện bởi công ty mẹ tại Nhật Bản. Đến nay, công đoạn này cũng dần được chuyển giao cho nhân sự tại Việt Nam. Trong hình là một công nhân đang mài giũa để tạo khuôn cho một bộ phận trong ổ cắm, dưới sự hướng dẫn của chuyên gia từ nhà máy Nhật Bản.

Mỗi ổ cắm, công tắc chứa bên trong hàng chục thành phần nhựa nhiệt dẻo, nhựa nhiệt rắn, kim loại. Mỗi thành phần như vậy đều cần khuôn tạo hình. Trong hình là các mẫu khuôn được tạo ra, sau đó được lắp vào máy để tạo ra thành phần trong thiết bị điện.

Việc chuyển giao kỹ năng cho nhân sự Việt giúp nhà máy chủ động trong việc tạo, bảo trì khuôn trong quá trình sản xuất, đồng thời nhanh chóng phát triển sản phẩm mới dành riêng thị trường Việt.

Một số thành phẩm được tạo từ bộ khuôn trên. Sau khi tạo hình, chúng tiếp tục được đưa vào máy quay để loại bỏ các bavia. Ngoài đảm bảo về hình dáng, chất lượng, một trong những yêu cầu với bộ phận này là khả năng chống cháy.

Các thành phần sau đó được đưa vào máy lắp ráp tự động và sau khoảng 1,5 phút sẽ cho ra một sản phẩm hoàn thiện. Nhà máy cho biết tỷ lệ tự động hoá hiện đạt 42% và dự kiến nâng lên 90% vào năm 2025.

Do phần lớn được tự động hoá, công nhân chủ yếu đóng vai trò vận hành thiết bị, kiểm tra, đóng gói. Trong hình là một nữ công nhân đang kiểm tra thành phẩm trước khi xếp vào thùng để chuyển tới công đoạn tiếp theo.

Một trong những dòng sản phẩm cần nhiều nhân công nhất là cầu dao tự động, chủ yếu được sản xuất cho thị trường Nhật Bản. Do sản phẩm có độ phức tạp cao, liên quan đến sự an toàn của hệ thống điện và người dùng, các linh kiện được hoàn thiện dưới bàn tay con người, chưa thể tự động hoá.

Từng sản phẩm trước khi đóng gói được kiểm tra và khả năng hoạt động, với độ chính xác 0,1 độ C. Hiện 17% sản phẩm xuất xưởng của PEWVN được đưa sang thị trường Nhật Bản.

Nhà máy có 26 hệ thống thiết bị đánh giá sản phẩm. Trong hình là một hệ thống đánh giá độ bền ổ cắm điện bằng cách mô phỏng hoạt động cắm, rút phích điện nhiều lần. Theo nhà sản xuất, với việc bật tắt công tắc, ổ cắm vài lần mỗi ngày, chúng có thể hoạt động hàng chục năm.

Bên cạnh xây dựng nhà xưởng sản xuất mới, công ty cũng tăng dần số lượng nhân viên phát triển lên 15 người nhằm đáp ứng nhu cầu "địa phương hoá" sản phẩm cho thị trường Việt. PEWVN hiện có 1.500 nhân sự, phần lớn là người Việt, bên cạnh một số người Nhật Bản trong ban điều hành.

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Nhà máy Panasonic tại Bình Dương với khoảng 1.000 người Việt đang sản xuất 9 triệu thiết bị điện cho thị trường trong và ngoài nước.
1 tháng trước - Ai ơi chớ vội cười nhau, cười AI trước, sau AI cười. Trí tuệ nhân tạo sẽ sớm nhìn chúng ta giống như cách chúng ta nhìn một ngọn núi – vô tri.
1 tháng trước - Figure 02, phiên bản cải tiến của robot hình người Figure 01, hiện dùng lắp ráp xe BMW với nhiều tính năng được nâng cấp.
3 tuần trước - Trung Quốc đang phát triển linh kiện với chi phí thấp và tính ứng dụng cao cho robot hình người, nhưng giới chuyên gia lo ngại về độ tin cậy sản phẩm.
1 tháng trước - Với tầm hoạt động mở rộng, ác tính năng tàng hình và vũ khí tiên tiến, UAV “Thợ săn” S-70 Okhotnik là một tài sản chiến lược quan trọng đối với quân đội Nga.
Xem tin bài khác
1 giờ trước - Trên trang cá nhân (tài khoản có tick xanh định danh), ông Hùng Đinh – người mới đây vướng lùm xùm khi bị các nhà đầu tư ngoại tố lừa đảo 28 triệu USD chia sẻ hành trình trở thành nhà đầu tư Blockchain.
3 giờ trước - Thiếu Apple Intelligence khiến iPhone 16 Pro bị cho là "chưa hoàn thiện", trong khi iPhone 16 và 16 Plus được đánh giá cao hơn bản tiền nhiệm.
4 giờ trước - FPT Telecom triển khai chiến dịch phủ Internet an toàn với các tiêu chuẩn về bảo mật, kiểm soát thông tin nhằm xây dựng không gian mạng lành mạnh tại trường học.
4 giờ trước - Apple dự kiến sản xuất chip A19 trên tiến trình 2 nm năm tới, nhưng chỉ trang bị cho iPhone 17 Pro và 17 Pro Max.
7 giờ trước - Hai mẫu iPhone 15 của Apple dẫn đầu về số lượng máy xuất xưởng nửa đầu năm, trong đó 15 Pro Max đứng thứ nhất.