ttth247.com

Bệnh nhân được ghép tim hiến tặng 'hồi phục tốt'

TP HCMNgười đàn ông 37 tuổi, được ghép trái tim từ người cho chết não ở Hà Nội, có thể đứng, tự ăn cháo và trò chuyện sau 5 ngày đại phẫu tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM.

Chiều 31/8, ThS.BS Trần Thị Thanh Thủy, Khoa Gây mê - Hồi sức, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết thông tin trên, thêm rằng bệnh nhân đã hồi phục nhanh hơn mong đợi bởi trước khi mổ, anh bị suy tim nặng.

"Anh rất cố gắng, nói rằng muốn ăn nhiều thứ, cảm thấy mình khỏe và có thể chạy bộ được, sẵn sàng về nhà", bác sĩ Thủy kể.

Người đàn ông được chẩn đoán mắc bệnh cơ tim từ năm 2021, khi đó chức năng co bóp của cơ tim chỉ còn 18%. Tuy nhiên, do dịch Covid-19 và điều kiện chẩn đoán chưa đầy đủ tại bệnh viện cơ sở, anh không thể đi khám và tiếp cận các phương tiện chẩn đoán chính xác.

Từ tháng 7/2023, khi triệu chứng khó thở ngày càng nặng, bệnh nhân tìm đến Bệnh viện Đại học Y Dược. Tại đây, các bác sĩ xác định rõ tình trạng bệnh, đồng thời phát hiện người bệnh có nhóm máu Rh âm tính - là nhóm máu hiếm gặp.

Sau quá trình điều trị, tình trạng khó thở được cải thiện, người bệnh đăng ký vào danh sách chờ ghép tim. Ca phẫu thuật được thực hiện đêm 24/8. Người hiến tạng là nam thanh niên 32 tuổi, chết não tại Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội. Tim của anh được chuyển vào Bệnh viện Y Dược TP HCM, còn gan, thận, giác mạc ghép cho 5 bệnh nhân khác tại Hà Nội, cùng ngày.

Êkíp chăm sóc bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bệnh nhân đã có thể đứng thẳng sau 5 ngày đại phẫu. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Ghép mô, tạng là phương pháp điều trị cuối cùng đối với người mắc bệnh hiểm nghèo do mô tạng bị suy giảm chức năng và không hồi phục như suy thận mạn, gan, tim, tủy, hỏng giác mạc...

Tính đến đầu năm nay, sau 32 năm ghép tạng và 14 năm lấy tạng từ người cho chết não, các bệnh viện cả nước đã thực hiện hơn 8.000 ca ghép. Hiện, gần 4.000 người trong danh sách chờ ghép, chủ yếu là bệnh nhân chờ ghép thận và gan.

Đây là trường hợp ghép tim đầu tiên của Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cũng là ca lấy - ghép mô tạng đầu tiên do Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn thực hiện, cùng sự phối hợp của các chuyên gia Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức (Hà Nội).

Mỹ Ý

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Thừa Thiên - Huế- Nam bệnh nhân 43 tuổi suy tim rất nặng, sự sống chỉ tính theo ngày, vừa được các bác sĩ ghép tim thành công từ người cho chết não.
2 tuần trước - Sau 5 ngày được ghép thành công trái tim hiến từ người chết não, sức khỏe của nam bệnh nhân đang bình phục tốt. Người bệnh đã ăn uống ngon miệng, với tinh thần lạc quan sức khỏe của anh đang bình phục tốt.
3 tuần trước - Chiều nay 26-8, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM tổ chức họp báo cung cấp thông tin ca ghép tim đầu tiên tại bệnh viện, từ trái tim hiến tặng của chàng trai vừa qua đời tại Hà Nội.
3 tuần trước - Hà Nội- Chàng trai 32 tuổi, chết não do tai nạn giao thông, hiến hai quả thận, giác mạc, tim, gan, trong đó quả tim được chuyển vào TP HCM cứu nam bệnh nhân 20 tuổi.
1 tháng trước - Hà Nội- Bé gái 7 tuổi suy tim giai đoạn cuối, sự sống chỉ tính theo tháng, được các bác sĩ ghép thành công trái tim của một người chết não.
Xem tin bài khác
4 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
4 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
4 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.
4 giờ trước - Nếu cơ thể bị sốt thì cơn sốt thường sẽ hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Phần lớn là những cơn sốt nhẹ. Nếu cơn sốt này kéo dài vài ngày không khỏi thì rất có thể nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc bệnh tiềm ẩn nào đó.
4 giờ trước - Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn. Trên thực tế, nhu cầu giấc ngủ của người lớn tuổi không thay đổi so với khi còn trẻ.