ttth247.com

Bệnh sởi nặng, đêm cũng phải đưa trẻ đến viện ngay

tác giả

Theo ThS Đinh Thị Hải Yến, trưởng khoa truyền thông - giáo dục sức khỏe Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), bệnh sởi hiện vẫn gia tăng và có diễn biến phức tạp.

Những điều cần lưu ý khi trẻ mắc bệnh sởi?

Lưu ý dấu hiệu trở nặng khi mắc bệnh sởi

Bác sĩ Dư Tấn Quy, trưởng khoa nhiễm - thần kinh (Bệnh viện Nhi đồng 1), cho biết trong ngày 21-8, tại khoa nhiễm - thần kinh có 38 bệnh nhi mắc bệnh sởi đang nằm điều trị. Hơn một tháng nay số trẻ mắc bệnh sởi nhập viện bắt đầu tăng nhưng tăng đột biến trong hai tuần nay.

Bác sĩ Quy cho hay nhiều bà mẹ trẻ, nhất là các bà mẹ 9X chưa biết bệnh sởi là gì vì chưa một lần được nhìn thấy bệnh sởi. Do vậy, một số ít bà mẹ thấy con bị sốt, phát ban đưa con đi khám ngay trong khi nhiều bà mẹ đến khi con bị biến chứng viêm phổi mới đưa đi khám.

Bên cạnh đó, cũng có những bà mẹ có con mắc bệnh sởi nhẹ nên được điều trị tại nhà. Tuy nhiên, khi trẻ có những dấu hiệu trở nặng những bà mẹ này lại không đưa trẻ đến bệnh viện khám ngay.

Những bà mẹ này cho rằng đêm bệnh viện không khám bệnh, hoặc chắc trẻ không bị sao và ráng đợi đến sáng mai mới đưa trẻ đi khám.

Tuy nhiên, theo bác sĩ Quy, trẻ mắc bệnh sởi có những dấu hiệu trở nặng mà không được đưa đến cơ sở y tế điều trị ngay sẽ làm bệnh trẻ càng nặng thêm, có thể có biến chứng hoặc có biến chứng rồi sẽ thêm những biến chứng khác.

Do vậy, bác sĩ Quy nhấn mạnh dù đang trong đêm, trẻ mắc bệnh sởi có dấu hiệu trở nặng, cần phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời.

Những dấu hiệu trở nặng cần lưu ý là sốt cao không hạ, sốt co giật, nôn ói nhiều, không thể ăn uống được, li bì gọi không dậy được...

Giữ vệ sinh, tránh lây cho người xung quanh

Hiện trong cộng đồng đã có nhiều trẻ mắc bệnh sởi. Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây nhanh trong các bệnh truyền nhiễm hiện nay.

Một trẻ mắc bệnh sởi có thể lây cho 12-18 trẻ. Do vậy, khi trẻ mắc bệnh sởi gia đình trẻ cũng cần cách ly trẻ để tránh lây cho những người xung quanh.

Các bậc cha mẹ cần cách ly trẻ trong 5 ngày tính từ ngày trẻ bắt đầu phát ban. Trong thời gian này không nên cho trẻ ra ngoài, để tránh lây bệnh cho người xung quanh.

Còn khi trẻ trở nặng đưa trẻ đi khám cần gọi xe cứu thương hoặc xe taxi và đưa trẻ vào thẳng khoa cấp cứu của bệnh viện.

Bác sĩ Quy cũng nêu ra một thực tế, nhiều bà mẹ đã quên đưa con đi tiêm ngừa vắc xin sởi. Khi bác sĩ hỏi các bà mẹ sao không đưa trẻ đi tiêm vắc xin sởi, các bà mẹ đã đưa ra nhiều lý do khác nhau.

Có bà mẹ chia sẻ do kinh tế sa sút nên phải lo đi làm, giao con cho ông bà chăm sóc và quên mất việc tiêm ngừa cho trẻ. Có bà mẹ lo tác dụng phụ của vắc xin...

Các bác sĩ cho rằng trước số ca sởi gia tăng, tình hình đang diễn biến phức tạp như hiện nay thì việc tiêm ngừa cho trẻ là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh sởi.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - 85 - 95% người được tiêm vắc xin sẽ sinh ra miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể không bị mắc bệnh. Người được tiêm chủng không bị mắc bệnh, tránh được tử vong hay di chứng do bệnh dịch gây ra.
1 tuần trước - TP HCM- Bé trai 3 tuổi đau bụng, nôn ói và sốt, bác sĩ phát hiện 31 viên nam châm kết dính nhau thành chuỗi làm thủng 8 nơi trong ruột.
1 tuần trước - TP HCM- Từng muốn cắt hai chân để thoát khỏi cơn đau bệnh gout, ông Dương Mạnh Hùng tự nhủ "không thể hèn" và kiên trì tập trong hai năm để đi bình thường.
1 tuần trước - U buồng trứng là bệnh thường gặp ở nữ bất kỳ lứa tuổi nào, có cả bé mới sinh cũng bị. Bệnh không có dấu hiệu điển hình, thường đau bụng đột ngột và nôn ói... Phát hiện và điều trị sớm tránh biến chứng đe dọa tính mạng và gây vô sinh cho...
6 ngày trước - Sau khi trẻ mắc sốt xuất huyết, rất nhiều gia đình mắc chứng "ám ảnh sốt xuất huyết" khiến cha mẹ vội vã đưa con đến cơ sở y tế khi có dấu hiệu sốt đầu tiên.
Xem tin bài khác
8 phút trước - Cà phê là thức uống quen thuộc và có thể tác động lên huyết áp theo nhiều cách khác nhau, khi dùng nên lưu ý liều lượng.
8 phút trước - Mùa mưa độ ẩm tăng cao tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển khiến người tiểu đường dễ mắc các bệnh về da, sốt rét, sốt xuất huyết, cảm cúm, viêm mắt.
8 phút trước - TP HCM- Sau 8 năm cắt một bên tinh hoàn để chữa ung thư, anh Tuyến, 49 tuổi, được phẫu thuật tìm tinh trùng để có con dù hy vọng gần như bằng không.
8 phút trước - Mỹ- Ba người phụ nữ nhớ lại ký ức đau đớn khi bị bác sĩ David Farley lạm dụng lúc họ còn tuổi vị thành niên, thề sẽ chiến đấu để đòi lại công lý.
9 phút trước - Đau bụng, đau đầu dữ dội, chảy máu âm đạo kèm chuột rút ở tuần thai 12 có thể cảnh báo tình trạng nhiễm trùng, sảy thai.