ttth247.com

Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM lần đầu ghép tim

Người đàn ông 37 tuổi, nhận tim từ người cho chết não ở Hà Nội, hiện được rút máy thở, tỉnh lại sau ca đại phẫu tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM.

Ca mổ được thực hiện cách đây hai hôm, là lần đầu tiên Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM tiến hành ghép tim, PGS.TS Nguyễn Hoàng Định, Phó Giám đốc Bệnh viện, nói trong họp báo chiều 26/8.

Trước ghép, người bệnh gặp khó khăn trong việc thở, thậm chí có lúc ngưng thở. PGS Định cho biết nếu không được ghép tim, cơ hội sống cho bệnh nhân là rất thấp.

Ông Định nói thêm mỗi năm cả nước chỉ có vài trường hợp chết não hiến tạng, cơ hội tìm người hiến tạng phù hợp để ghép tim rất khó khăn. May mắn, các bác sĩ tìm được người hiến phù hợp, là nam thanh niên 32 tuổi, bị tai nạn giao thông ở Hà Nội. Người bệnh được chuyển đến viện trong tình trạng nguy kịch, gần hai tiếng sau được xác định chết não. Gia đình quyết định hiến tạng của anh để mang lại sự sống cho những người khác.

Bệnh nhân hiến hai quả thận, giác mạc, tim, gan. Hơn 60 y bác sĩ tiến hành nhận tạng, là trường hợp lấy - ghép mô tạng đầu tiên do Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn thực hiện, cùng sự phối hợp của các chuyên gia Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, hôm 24/8.

Trái tim được đưa vào TP HCM để ghép cho bệnh nhân tại Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM. Caphẫu thuật kéo dài 5 tiếng đồng hồ, từ khi rạch da để trái tim được cấy ghép vào cơ thể người bệnh vào nửa đêm ngày 24/8 và kết thúc vào 3 giờ sáng ngày 25/8.

Hàng trăm nhân viên y tế đã được huy động từ khâu chuẩn bị đến khi thực hiện. Áp lực lớn nhất của ca mổ là người được ghép tim có áp lực động mạch phổi khá cao, khiến anh gặp nguy cơ suy tim sau mổ. Mặt khác, bệnh nhân có nhóm máu Rh âm tính rất hiếm gặp, gây khó khăn khi xác định các kháng thể bất thường và chuẩn bị máu phù hợp.

Sau cuộc mổ, tình trạng huyết động của người bệnh tương đối ổn định, song vẫn cần theo dõi sát sao, đặc biệt trong ba ngày đầu sau mổ. Hiện anh đã tỉnh lại, được rút máy thở.

Ca phẫu thuật ghép tim được thực hiện lần đầu tiên tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Ca phẫu thuật ghép tim được thực hiện lần đầu tiên tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Ghép mô, tạng là phương pháp điều trị cuối cùng đối với người mắc bệnh hiểm nghèo do mô tạng bị suy giảm chức năng và không hồi phục như suy thận mạn, gan, tim, tủy, hỏng giác mạc...

Tính đến đầu năm nay, sau 32 năm ghép tạng và 14 năm lấy tạng từ người cho chết não, các bệnh viện cả nước đã thực hiện hơn 8.000 ca ghép. Hiện, gần 4.000 người trong danh sách chờ ghép, chủ yếu là bệnh nhân chờ ghép thận và gan. Riêng Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM đã thực hiện thành công 48 ca ghép thận và 53 ca ghép gan.

Mỹ Ý

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Vừa qua, tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, Đoàn Bộ Y tế đã tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2024. Đoàn công tác do TS-BS Nguyễn Trọng Khoa - Phó cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y...
3 tuần trước - Người đàn ông 37 tuổi, được ghép trái tim từ người cho chết não ở Hà Nội, đã tỉnh lại sau ca đại phẫu tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM.
3 tuần trước - Với sự hỗ trợ từ đồng nghiệp, đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM đã thực hiện giải pháp chia một lá gan từ người hiến để ghép cứu sống 2 người bệnh.
3 tuần trước - TP HCM- Một người đàn ông 44 tuổi chết não, lá gan được chia đôi ghép cho một bé gái 9 tháng tuổi và một bệnh nhân nam 53 tuổi.
3 tuần trước - Người thanh niên không may qua đời sau vụ tai nạn giao thông đã hiến tạng để cứu sống 5 người khác. Hiện các y bác sĩ đang thực hiện ca đại phẫu tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia lấy ghép mô, bộ phận cơ thể...
Xem tin bài khác
4 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
4 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
4 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.
4 giờ trước - Nếu cơ thể bị sốt thì cơn sốt thường sẽ hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Phần lớn là những cơn sốt nhẹ. Nếu cơn sốt này kéo dài vài ngày không khỏi thì rất có thể nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc bệnh tiềm ẩn nào đó.
4 giờ trước - Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn. Trên thực tế, nhu cầu giấc ngủ của người lớn tuổi không thay đổi so với khi còn trẻ.