ttth247.com

Biến chứng tiểu đường, bé 13 tuổi sụt 10 kg một tháng

Phú Thọ - Bé trai 13 tuổi, nôn nhiều, đau đầu, nhập viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê do biến chứng đái tháo đường.

Ngày 24/10, bác sĩ Hà Thị Hằng, Khoa Cấp cứu Hồi sức tích cực và Chống độc, Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy, cho biết chỉ số đường máu của bé tăng rất cao lên 34,7 mmol/L, ở người bình thường là 7,8 mmol/l. Các chỉ số khác tăng cao bất thường. Ngoài ra, trẻ thường xuyên mệt mỏi, sụt 10 kg không rõ nguyên nhân trong một tháng trước nhập viện.

Bác sĩ chẩn đoán trẻ bị nhiễm toan ceton do đái tháo đường type 1. Nhiễm toan ceton là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường, xảy ra khi cơ thể bệnh nhân sản sinh quá nhiều axit trong máu (được gọi là ceton). Tình trạng này xuất hiện khi cơ thể người bệnh không sản xuất đủ insulin, gây ra những rối loạn nặng trong chuyển hóa protid, lipid và carbohydrate.

Các bác sĩ đặt catheter bù dịch, điện giải, duy trì insulin nhanh để kiểm soát đường huyết và điều chỉnh toan ceton.

Đái tháo đường type một chiếm khoảng 5-10% số người bệnh đái tháo đường nói chung, trong đó 95% trường hợp nguyên nhân là do cơ chế tự miễn và 5% không rõ nguyên nhân. Một số yếu tố nguy cơ khác như nhiễm virus coxsackie, rubella, cytomegalo... Một số em bé có chế độ ăn tiếp xúc sớm với sữa bò cũng liên quan tới việc khởi phát bệnh.

Các triệu chứng thường gặp là khát nước, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy sút cân, mệt mỏi, mờ mắt, đái dầm ở trẻ chưa bị trước đây. Khi người bệnh kèm đau bụng, nôn, rối loạn ý thức, thở nhanh sâu, hơi thở có mùi trái cây chín (táo chín...), cần đến bệnh viện điều trị.

Để điều trị, người bệnh bắt buộc sử dụng insulin, điều chỉnh chế độ ăn và sinh hoạt phù hợp, hoạt động thể lực vừa phải. Ở trẻ em, ngoài kiểm soát đường huyết phải đảm bảo mục tiêu về tăng trưởng và phát triển bình thường. Theo dõi đường huyết tối thiểu 4 lần/ngày để điều chỉnh liều lượng insulin dựa theo đường máu. Phụ huynh khi có con bị bệnh lý đái tháo đường cần tuân thủ điều trị, tái khám định kỳ theo hẹn để tránh các biến chứng nặng.

Source: 24h.com.vn

Các bài tương tự
2 tuần trước - Tại khoa hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, số trẻ mắc các bệnh hô hấp nhập viện điều trị đã tăng gần gấp đôi so với trước đó.
1 tuần trước - Nhập viện trong tình trạng ói ra máu, qua nội soi kiểm tra các bác sĩ phát hiện tá tràng của bệnh nhi bị loét rất nặng, máu đang phun thành tia. Các kết quả xét nghiệm xác định bệnh nhi bị nhiễm vi khuẩn HP rất phổ biến trong cộng đồng.
2 tuần trước - TP HCM- Bệnh viện Nhi đồng 2 một năm tiếp nhận khoảng 1.000 bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng, phần lớn do nhiễm khuẩn HP.
1 tháng trước - Rau mồng tơi, rau lang, thanh long, bưởi cung cấp nhiều vitamin C và chất xơ hòa tan, giúp trẻ cải thiện nhu động ruột, giảm táo bón.
1 tháng trước - Siêu âm ở tuần 12 thai kỳ đo độ mờ da gáy kết hợp một số xét nghiệm giúp chẩn đoán sớm bất thường ở mặt, não, tim thai nhi.
Xem tin bài khác
39 phút trước - TP HCM- Bé Trang, 7 tuổi, vô tình nuốt đồng xu gây nôn, đau bụng âm ỉ kéo dài hai tuần, được bác sĩ nội soi tiêu hóa gây mê lấy dị vật ngay trong ngày.
39 phút trước - TP HCM- Chị Hường, 42 tuổi, thường xuyên bị táo bón, đau lưng, nặng bụng do có hơn 25 khối u lớn gây biến dạng tử cung.
42 phút trước - Chuyên gia về sức khỏe khuyên hãy lắng nghe cơ thể mình để bổ sung lượng nước sao cho phù hợp. Bởi lượng nước sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác như cân nặng, thể trạng, điều kiện môi trường...
57 phút trước - Bệnh nhân có tổn thương màu đen ở gan bàn chân xuất hiện khoảng 3-4 năm, theo thời gian tổn thương tăng dần kích thước.
1 giờ trước - Hai cơ sở tại quận 1 và TP.Thủ Đức (TP.HCM) hành nghề phẫu thuật thẩm mỹ trái phép gây tai biến cho khách hàng, sau đó trốn tránh trách nhiệm,