ttth247.com

Biến chứng viêm túi mật không do sỏi

Người bị viêm túi mật không do sỏi chưa được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng như thủng hoặc hoại tử túi mật, nhiễm trùng huyết.

Viêm túi mật bao gồm viêm túi mật cấp tính do sỏi (chiếm 90%) và viêm túi mật mạn tính do sỏi hoặc không do sỏi. Trong đó, viêm túi mật không do sỏi thường có nguyên nhân là rối loạn chức năng túi mật như nhịn ăn trong thời gian dài, giảm cân quá mức, lạm dụng phương pháp dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch. Người mắc bệnh tim, đột quỵ, nhiễm trùng huyết, chấn thương nghiêm trọng cũng thuộc nhóm nguy cơ viêm túi mật.

Các tình trạng này gây ứ đọng dịch mật trong túi mật tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, tích tụ muối mật, làm tăng áp lực trong lòng túi mật, dẫn tới thiếu máu cục bộ ở thành túi mật, gây viêm. Viêm túi mật không do sỏi thường xảy ra cấp tính hơn mạn tính.

BS.CKI Nguyễn Công Uẫn, Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật Nội soi Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm TP HCM, cho biết viêm túi mật không do sỏi nguy hiểm, có thể gây tử vong cao. Triệu chứng bệnh khó phân biệt với các tình trạng viêm túi mật khác như đau bụng dữ dội ở 1/4 phía trên bên phải, ợ hơi, đầy bụng, buồn nôn, ói mửa, khó chịu sau khi ăn, tiêu chảy mạn tính... Triệu chứng viêm cấp tính có thể khởi phát đột ngột với mức độ nghiêm trọng hơn như đau bụng khởi phát sau bữa ăn, đau dữ dội ở hạ sườn phải, sốt, vàng mắt và da, chướng bụng, túi mật căng to. So với viêm túi mật cấp tính, triệu chứng viêm túi mật mạn tính không do sỏi thường kéo dài nhưng ít nghiêm trọng hơn.

Viêm túi mật không do sỏi không điều trị sớm, áp lực trong túi mật không giảm, lâu ngày dẫn thiếu máu cục bộ thành túi mật và gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Hoại tử túi mật: Do áp lực trong túi mật không giảm khiến mô túi mật bị phân hủy, dẫn đến hoại tử, làm tăng nguy cơ tử vong.

Thủng túi mật: Lỗ thủng hình thành trên thành túi mật có thể dẫn đến áp xe, đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

Nhiễm trùng huyết: Viêm túi mật kéo dài khiến người bệnh có nguy cơ cao nhiễm trùng huyết, cần được điều trị kịp thời.

Bác sĩ Uẫn khám cho bệnh nhân. Ảnh minh họa: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Bác sĩ Uẫn khám cho bệnh nhân. Ảnh minh họa: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Tùy vào mức độ, người bệnh có thể được phẫu thuật cắt bỏ túi mật, đặt ống dẫn lưu túi mật qua da, dùng thuốc kháng sinh. Trong đó, đặt ống dẫn lưu túi mật qua da được áp dụng trong trường hợp người bệnh bị sốc nhiễm trùng, huyết động không ổn định, tổng trạng kém như suy tim nặng, suy hô hấp nặng... không thể phẫu thuật cắt túi mật.

Đặt ống dẫn lưu túi mật, thường cải thiện hiệu quả triệu chứng trong vòng 24 giờ, tỷ lệ thành công đạt 85-90%, theo bác sĩ Uẫn. Nếu kết quả điều trị không tiến triển, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh cắt túi mật.

Chủ động phòng ngừa các yếu tố nguy cơ gây bệnh bằng cách sống lành mạnh, cân đối các nhóm dưỡng chất thiết yếu, thường xuyên vận động để kiểm soát cân nặng và các chỉ số đi kèm.

Thảo Nhi

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiêu hóa tại đây để bác sĩ giải đáp

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
2 tuần trước - Mẹ tôi 67 tuổi, phát hiện túi mật có sỏi bùn nhưng chưa có triệu chứng nên bác sĩ cho về theo dõi. Loại sỏi này có nguy hiểm, chữa khỏi không? (Mai Lan, Bà Rịa - Vũng Tàu)
1 ngày trước - TP HCM- Chị Hoa, 29 tuổi, mang thai 19 tuần, đau bụng, nôn ói tưởng đau dạ dày, bác sĩ phát hiện gần 20 viên sỏi lấp đầy túi mật và ống mật chủ.
6 ngày trước - Nhiều TikToker tham gia thử thách mukbang ớt để tăng tương tác với khán giả, "kiếm view", trong khi các bác sỹ nói đây là hành vi nguy hiểm, có thể gây hại sức khỏe.
3 tuần trước - 'Nghiên cứu mới đầy hứa hẹn vừa được công bố trên tạp chí y khoa JAMA Oncology, đã phát hiện ra rằng chăm sóc răng miệng tốt có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc ung thư'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài...
3 tuần trước - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện đa khoa quốc tế Nam Sài Gòn ưu tiên các phẫu thuật nội soi trong điều trị bệnh lý ngoại tiêu hóa, gan - mật - tụy, thận, tiết niệu, hậu môn trực tràng, ung bướu… mang đến hiệu quả điều trị vượt trội cho...
Xem tin bài khác
1 giờ trước - Người mắc viêm gan B, C không điều trị sẽ tiến triển thành xơ, ung thư gan, song nhiều trường hợp chưa được phát hiện để chữa kịp thời, theo các chuyên gia.
1 giờ trước - Ba phòng khám bác sĩ gia đình được Sở Y tế Cần Thơ xây dựng và đưa vào hoạt động với y bác sĩ, trang thiết bị, thuốc đầy đủ nhằm chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe người dân.
2 giờ trước - Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa BMJ Medicine, một nhóm nhà nghiên cứu quốc tế đã phát hiện ra rằng tách cà phê buổi sáng của bạn có thể liên quan đến mỡ cơ thể và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường theo một cách đặc biệt.
2 giờ trước - Tôi đang điều trị nhiễm trùng vùng kín và phải dùng kháng sinh, vậy tôi có được tiêm vaccine HPV không? (Như Mai, 28 tuổi, Phú Yên)
2 giờ trước - Hà Nội- Sơn, 18 tuổi, đau lưng nặng, tê buốt chân trái sau khi bị người bạn đùa giỡn nhảy lên lưng, bác sĩ phát hiện đĩa đệm bị thoái hóa sớm và thoát vị.