ttth247.com

Biến trái cây rừng thành đặc sản

Quảng NgãiBỏ việc nhà nước, chị Lê Thị Ánh nghiên cứu chế biến chuối, ổi dại, măng rừng thành đặc sản, giúp hàng trăm người có thu nhập ổn định.

Hơn 3 năm qua, chị Lê Thị Ánh, 42 tuổi, ở huyện Sơn Tây, là gương mặt quen thuộc trong những phiên chợ giới thiệu sản phẩm miền núi của Quảng Ngãi. Các loại chuối sấy dẻo, mật chuối, rượu chuối do chị chế biến đã được khoác lên mình bao bì sang trọng, trở thành đặc sản được nhiều người ưa chuộng.

Chị Ánh từng là hiệu phó một trường tiểu học trong hơn 10 năm. Chị sau đó được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Trung tâm Truyền thông - Văn hóa - Thể thao huyện Sơn Hà. Tuy nhiên, do có "máu làm ăn" từ bé nên chị luôn ấp ủ phát triển hướng kinh doanh.

Năm 2020, chị quyết định bỏ việc nhà nước, xuống thành phố Quảng Ngãi, mở cơ sở bán máy móc chế biến cà phê, cung cấp nguyên liệu và đào tạo pha chế. Tuy nhiên, Covid-19 ập đến, khiến kế hoạch không như ý. Sau đó, chị chuyển hướng sang thu mua nông sản ở địa phương.

Chị Ánh cân chuối khi người dân đến bán tại xưởng. Ảnh: Phạm Linh

Chị Ánh thu mua chuối của người dân tại xưởng. Ảnh: Phạm Linh

Quá trình phân tích hiệu quả của các giống cây trồng bản địa, chị Ánh nhận thấy cây cau là nông sản chủ lực, nhưng thị trường Trung Quốc tiêu thụ không ổn định. Còn cây mì phải tốn công chăm sóc rất nhiều nhưng giá thấp. Cây keo 4-5 năm mới thu hoạch một lần...

"Trong khi đó, đồng bào Cadong ở địa phương còn nghèo, họ cần một giống cây hiệu quả nhanh, ổn định và ít công chăm sóc. Nếu tìm ra giống cây đó, sẽ khuyến khích họ trồng để tạo nên vùng nguyên liệu để thu mua", chị Ánh nói.

Đi khắp quê nhà Sơn Tây, nơi được mệnh danh là "xứ ngàn cau", chị phát hiện dưới những rừng cau còn có chuối, với hai giống chủ đạo là chuối mốc và chuối rừng. Tuy nhiên, nhiều gia đình để chuối chín rục trên cây cho chim ăn vì không ai mua. Thương lái chỉ mua chuối tươi vào ngày Rằm và Mùng 1 Âm lịch, những ngày còn lại chuối bị "khủng hoảng thừa".

Theo chị Ánh, cây chuối có thể cho thu nhập nhanh, ít công chăm sóc, 6-7 năm mới trồng lại một lần nên sẽ phù hợp để người dân làm kinh tế nếu tìm được đầu ra. Chị nhẩm tính, một hecta có thể trông được khoảng 1.000 cây chuối. Năm đầu tiên, mỗi cây cho ra một buồng, mỗi buồng nặng 15-35 kg, mỗi kg giá 3.000 đồng. Như vậy, mỗi hecta có thể cho thu nhập 35-105 triệu đồng, hơn hẳn trồng mì và cau. Sang năm thứ hai, thu nhập có thể tăng gấp đôi, do cây mẹ đẻ cây con.

Chị Lê Thị Ánh và mẻ chuối sấy dẻo. Ảnh: Phạm Linh

Chị Lê Thị Ánh và mẻ chuối sấy dẻo. Ảnh: Phạm Linh

Tuy nhiên, nếu bán chuối tươi, thì không thể nào tiêu thụ hết, do vậy cần dây chuyền công nghệ chế biến sâu, để được dài ngày. Vì thế, chị Ánh đã lên Internet tìm kiếm tài liệu, mua máy móc về thử làm chuối sấy dẻo. Những mẻ đầu tiên không thành công nhưng chị không bỏ cuộc.

Quá trình tìm hiểu cách làm, chị Ánh gặp một giảng viên ngành thực phẩm cùng quê Quảng Ngãi đang ở TP HCM, chuyên bán các loại máy móc chế biến nông sản. Từ đây, chị đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền công nghệ nhiều tỷ đồng để chế biến sâu.

Công thức được chị cải tiến và tinh chỉnh dần, đến nay chuối sấy dẻo, mật chuối và rượu chuối đều đã tạo được hương vị riêng. Giá các sản phẩm hầu hết phải chăng, nguyên liệu đều từ núi rừng nên bán rất chạy. Đơn cử hộp chuối sấy dẻo 500 gr có giá 50.000 đồng, mỗi tháng xuất xưởng hàng nghìn hộp. Rượu và mật chuối cũng được tiêu thụ mạnh.

Người dân Sơn Tây nhờ đó liên tục mở rộng diện tích vùng trồng chuối. Như anh Đinh Văn Muối ban đầu chỉ có vài trăm cây chuối nay đã lên một ha, thu nhập ít nhất 6 triệu đồng một tháng. Hiện chị Ánh đã liên kết với hơn 50 hộ nông dân để trồng hơn 20 ha chuối. Ngoài ra, chị còn bao tiêu đầu ra cho hơn 100 ha của hàng trăm hộ khác với khả năng thu mua 1,5-2 tấn chuối mỗi ngày.

Thành công với sản phẩm từ chuối giúp chị Ánh có lợi nhuận để tự tin hoàn vốn đầu tư dây chuyền sản xuất trong vài năm tới. Ngoài ra, chị còn đa dạng hóa sản phẩm với trà ổi và măng rừng.

Người dân Sơn Tây thu hoạch măng rừng bán cho chị Ánh. Ảnh: Phạm Linh

Người dân Sơn Tây thu hoạch măng rừng bán cho chị Ánh. Ảnh: Phạm Linh

Chị Ánh cho biết, trà ổi được làm từ lá ổi dại, hái về sấy lạnh, đang được ưa chuộng do công dụng giảm nhiệt, hỗ trợ tiêu hóa. Cây ổi dại mọc rất nhiều bên bìa rừng, nên nếu sản phẩm này tiêu phụ mạnh sẽ giúp bà con kiếm được tiền chỉ nhờ hái lá cây.

Còn măng rừng Sơn Tây trước đây chỉ được người dân thu hoạch, sơ chế để bán về xuôi với giá 10.000-20.000 đồng một túi, nay chị Ánh luộc chín rồi bỏ vào túi hút chân không, bảo đảm vệ sinh. Dưới cái tên "Măng vót", thương hiệu măng rừng của địa phương đã nâng giá trị. Dự án đang được Sở Khoa học & Công nghệ Quảng Ngãi hỗ trợ.

"Trong tương lai, tôi muốn chế biến trái cau thành sản phẩm sâu, giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc", chị Ánh nói.

Phạm Linh

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Thì Bến Tre, chứ còn ai! Nghe bài hát của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, ai cũng muốn có dịp về thăm Bến Tre. Tôi cũng vậy.
1 tháng trước - Những người ở địa phương nào cũng có tâm lý muốn địa phương mình phát triển nhanh. Tôi cũng vậy. Nhiều lúc cũng sốt ruột vì tốc độ phát triển của Quảng Ngãi mình chưa đáp ứng được kỳ vọng của người dân bản địa.
1 tháng trước - Ho Rum, một bản làng hẻo lánh ở 'chút mút' xã Kim Thủy (H.Lệ Thủy, Quảng Bình) với vô vàn khó khăn như rất nhiều bản làng khác dưới rặng Trường Sơn (không điện, không mạng viễn thông, không nước sạch...), nhưng bỗng một ngày lại được nhắc...
2 tuần trước - Sáng nay, tại các siêu thị, chợ dân sinh ở Hải Phòng, Hà Nội, người dân đổ đến mua rau xanh, củ quả, thịt, cá tích trữ đề phòng bão Yagi đổ bộ sẽ gây mưa lớn kéo dài.
2 tuần trước - Sáng nay, tại các siêu thị, chợ dân sinh ở Hải Phòng, Hà Nội, người dân đổ đến mua rau xanh, củ quả, thịt, cá tích trữ đề phòng bão Yagi đổ bộ sẽ gây mưa lớn kéo dài.
Xem tin bài khác
18 phút trước - Sở Giao thông vận tải TP.HCM đã yêu cầu Tổng công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn TNHH MTV (Samco) có phương án tổ chức xe trung chuyển khách đến các bến xe liên tỉnh. Hành khách lại hy vọng phương án lần này sẽ sớm có hiệu quả.
48 phút trước - Hơn 250 bác sĩ thẩm mỹ của các bệnh viện, phòng khám tại TP.HCM tham gia tập huấn các kỹ thuật thẩm mỹ, các giải pháp đảm bảo an toàn người bệnh, hạn chế sự cố và tai biến.
48 phút trước - Theo dự thảo luật, sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ được tăng thêm độ tuổi nghỉ hưu nên sẽ được hưởng mức lương hưu cao nhất là 75%, được quan tâm đến chế độ nhà ở.
48 phút trước - Đây là những chia sẻ được đúc kết từ quá trình hoạt động không chuyên trách khu phố, ấp từ những người đã gắn bó với công việc này hơn 30 năm tại hội nghị tổng kết công tác sắp xếp khu phố, ấp theo quy định của Trung ương do UBND H.Củ Chi...
48 phút trước - Theo chuyên gia, nên để phân bón, máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp, tàu khai thác thủy sản... vào nhóm hàng hóa, cung ứng dịch vụ 'không phải tính, nộp thuế giá trị gia tăng'.