ttth247.com

Binance Futures là gì? Hướng dẫn giao dịch hợp đồng trên Binance Futures

Trong những năm gần đây, thị trường tiền mã hóa đã trở nên ngày càng phát triển và có nhiều cơ hội đầu tư tiềm năng. Điều này đã thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà đầu tư, trong đó có cả những nhà giao dịch phái sinh. Hợp đồng tương là một trong những công cụ giao dịch phái sinh phổ biến nhất trên thị trường tiền mã hóa.

Trong số những công cụ phái sinh, Binance Futures là nơi giao dịch phái sinh tiền mã hóa hàng đầu thị trường crypto. Vậy đâu là điểm đặc biệt của Binance Futures? Hãy cùng Coin68 tìm hiểu tổng quan về Binance Futures qua bài viết dưới đây nhé!

Binance Futures là gì? Hướng dẫn giao dịch hợp đồng trên Binance Futures

Binance Futures là gì?

Binance Futures là một nền tảng giao dịch hợp đồng phái sinh được hỗ trợ và phát triển bởi Binance, một trong những sàn giao dịch tiền mã hóa hàng đầu thế giới. Nền tảng này cho phép trader đầu cơ và giao dịch về sự biến động giá trong tương lai của các loại tiền mã hóa thông qua mua và bán hợp đồng tương lai (futures).


Giao diện Binance Futures

Lưu ý: Binance Futures cung cấp cho người dùng khả năng sử dụng mức đòn bẩy lên đến x50. Điều này đồng nghĩa với việc có thể đạt được lợi nhuận cao nhưng cũng có rủi ro tương ứng.

Các loại hợp đồng giao dịch trên Binance Futures

Để hiểu cách tham gia giao dịch trên Binance Futures, nhà đầu tư cần hiểu rõ về các loại hợp đồng tương lai khác nhau. Trên Binance Futures có 2 loại hợp đồng chính là USDⓈ-M Futures và hợp đồng Coin-M Futures.

USDⓈ-M Futures

Hợp đồng tương lai USDⓈ-M sử dụng stablecoin USDT hoặc USDC làm đơn vị cơ bản để thế chấp cho vị thế vào lệnh. Điều này có nghĩa là trong quá trình giao dịch trên Binance Futures, chỉ có USDT/USDC được sử dụng và lãi hoặc lỗ cũng được tính bằng USDT/USDC. Đây là một cách để đơn giản hóa quá trình giao dịch và theo dõi vị thế tài khoản một cách thuận tiện.

COIN-M Futures

Hợp đồng COIN-M sử dụng tiền mã hóa làm tài sản thế chấp thay vì USDT và USDC. Mặc dù giá trị của các token này được định giá bằng USD, nhưng quá trình mua/bán và tính lãi lỗ sẽ được thực hiện dựa trên các tài sản thế chấp trong đó. Điều này tạo ra một phương thức giao dịch có tính phức tạp hơn, đặc biệt là khi liên quan đến giá trị của từng loại tiền mã hóa.

Các khái niệm trên Binance Futures

- Hợp đồng phái sinh: Đây là một hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên để mua hoặc bán 1 loại token vào một thời điểm trong tương lai và với một giá đã xác định trước. Hợp đồng phái sinh trên Binance Futures có 2 loại: Hợp đồng tương lai vĩnh cửu (hợp đồng tương lai không kỳ hạn) và hợp đồng tương lai có kỳ hạn.

- Đòn bẩy: Binance Futures cho phép người giao dịch sử dụng đòn bẩy lên đến 50 lần tùy loại tài sản. 

Ví dụ: Nếu một người giao dịch muốn mua một hợp đồng tương lai Bitcoin trị giá 10.000 USD với đòn bẩy 10x, họ chỉ cần thế chấp 1000 USD từ tài khoản của mình. Phần còn lại 9.000 USD sẽ được vay từ sàn.

- Long/Short: Người giao dịch có thể mở vị thế long (mua vào) hoặc short (bán khống). Vị thế long vào ám chỉ người giao dịch kỳ vọng giá của tài sản sẽ tăng, trong khi vị thế short ám chỉ kỳ vọng giá sẽ giảm.

- Margin: Binance Futures yêu cầu người giao dịch giữ một số tiền nhất định trong tài khoản để bảo đảm vị thế trước những rủi ro tiềm ẩn. Nếu số tiền giảm xuống mức nguy hiểm, người giao dịch có thể bị margin call và buộc phải nạp thêm tiền vào tài khoản hoặc đối mặt với rủi ro bị thanh lý vị thế.

- Mark price: Binance Futures sử dụng giá mark price để tính giá trị của hợp đồng tương lai. Mark price là trung bình giá hiện tại của tài sản trên thị trường spot, giúp ngăn chặn gian lận giá và giảm thiểu ảnh hưởng của biến động giá ngắn hạn.

- Phí giao dịch: Binance Futures thu phí giao dịch cho mỗi giao dịch, phí này thay đổi tùy vào kích thước vị thế và loại lệnh. Người giao dịch cũng có thể nhận được giảm giá trên phí giao dịch bằng cách giữ BNB trong tài khoản. Mức phí giao dịch sẽ thay đổi theo từng cấp độ VIP của tài khoản người dùng.


Phí Binance Futures

- Công cụ quản lý rủi ro: Binance Futures cung cấp nhiều công cụ quản lý rủi ro như: Lệnh stoploss và lệnh chốt lời. Những công cụ này có thể giúp trader quản lý tỷ lệ lỗ và lời để tối đa hóa lợi nhuận.

- Funding rate: Binance Futures cung cấp cho trader chỉ số funding rate, đây là số tiền người tham gia giao dịch cần phải trả khi sự chênh lệch giá của tài sản giữa 2 thị trường Futures và thị trường Spot. 


Binance Futures funding rate ngày 03/01/2023

Ưu nhược điểm của giao dịch Binance Futures

Ưu điểm

- Sự linh hoạt trong thị trường: Giao dịch hợp đồng tương lai trong thị trường tiền mã hóa mang lại sự linh hoạt khi có thể giao dịch chống lại thị trường thông qua vị thế long/short. Sự đa dạng này giúp người giao dịch có thể thuận lợi kiếm lấy lợi nhuận trong cả điều kiện thị trường bullishbearish.

- Cơ hội tăng lợi nhuận: Qua việc sử dụng đòn bẩy, người giao dịch có thể tiếp cận một lượng lớn tài sản chỉ với một số tiền nhỏ trên tổng chi phí. Điều này làm tối đa hóa lợi nhuận, làm cho giao dịch hợp đồng tương lai trở thành một lựa chọn hấp dẫn.

- Khả năng chống rủi ro: Nhiều trader giao dịch hợp đồng tương lai như một chiến lược quản lý danh mục đầu tư. Điều này có nghĩa là họ có thể hạn chế thua lỗ bằng cách sử dụng linh hoạt các chiến lược phòng vệ như delta hedging.

Nhược điểm

- Rủi ro từ biến động thị trường: Thị trường tiền mã hóa nổi tiếng với sự biến động cao. Mặc dù biến động này có thể tạo cơ hội lợi nhuận, nhưng nó cũng mang lại rủi ro lớn. Tính không dự đoán được của giá tài sản có thể dẫn đến thua lỗ đáng kể cho người giao dịch.

- Tài sản bị thanh lý: Sử dụng đòn bẩy có thể làm tăng cả lợi nhuận và thua lỗ. Mặc dù nó cho phép tăng cường tiếp cận với một khoản đầu tư nhỏ hơn, nhưng đồng thời cũng làm tăng nguy cơ tài chính đáng kể, đặc biệt là đối với những người giao dịch "non tay".

Hướng dẫn giao dịch Futures trên Binance

Bước 1: Đăng ký tài khoản Binance.

Bước 2: Đăng nhập vào tính năng Futures trên Binance.

Bước 3: Chọn USDⓈ-M Futures.

Bước 4: Làm quen với giao diện tổng quan trên Binance Futures.

Có 5 phần người mới cần quan tâm đến:

- Phần 1: Cặp giao dịch, chọn ký quỹ (isolated hoặc cross) và tỉ lệ đòn bẩy.

- Phần 2: Order book.

- Phần 3: Thiết lập loại lệnh và khối lượng lệnh.

- Phần 4: Quản lý rủi ro.

- Phần 5: Chọn vị thế long/short.

Các tính năng người dùng cần quan tâm khi giao dịch Binance Futures

1. Isolated Margin và Cross Margin

Isolated Margin có thể được hiểu là số tiền mà người dùng đã ký quỹ sẽ được cô lập hoàn toàn với số tiền đang có trong tài khoản. Điều này có nghĩa nếu lệnh này cháy thì số tiền mà người dùng mất sẽ chỉ dừng ở số tiền ký quỹ. Với cơ chế đó, người dùng hoàn toàn có thể kiểm soát các rủi ro khi giao dịch.

Ngược lại, lệnh Cross Margin sẽ sử dụng toàn bộ số dư trong tài khoản của người dùng. Điều này có nghĩa, nếu số tiền ký quỹ hết, lệnh sẽ tiếp tục trừ vào số tiền còn lại trong tài khoản, nếu số tiền này hết thì lệnh sẽ bị thanh lý.

2. Đòn bẩy

Đòn bẩy trong giao dịch Futures có thể được hiểu là người dùng được phép vay vốn để tối ưu hoá sức mua hoặc bán. Ví dụ, nếu người dùng có 200 USDT nhưng muốn mở một vị thế trị giá 20.000 USDT thì lúc này người dùng có thể sử dụng đòn bẩy 100x.

3. Các loại lệnh

Lệnh Limit là một lệnh hỗ trợ người dùng mua/bán tiền mã hoá ở mức giá mong muốn, nó thường được sử dụng để người dùng có một điểm ra hoặc vào tốt hơn giá market ở một thời điểm nhất định.

Lệnh Market cho phép người dùng vào lệnh long hoặc short ở mức giá tại thời điểm đó của tài sản. Khi đặt lệnh Market, người dùng sẽ phải trả phí taker của thị trường.

Lệnh Stop-Limit là sự kết hợp giữa lệnh Limit và trình kích hoạt dừng, lệnh này cho phép người dùng thiết lập lợi nhuận tối thiểu cũng như mức lỗ tối đa mà họ có thể bỏ ra.

Lệnh Stop Market cũng hoạt động tương tự như lệnh Stop-Limit nhưng khác biệt ở chỗ, lệnh Stop Market sẽ kích hoạt lệnh Market thay vì lệnh Limit khi giá dùng được kích hoạt.

Lệnh Trailing Stop sẽ cho người dùng thêm lựa chọn trong việc tìm kiếm điểm vào khi thêm tỷ giá hồi giá. Đây là công cụ giúp Trailing Stop sẽ theo dấu giá, nếu người dùng đặt tỷ lệ hồi giá là 1% thì Trailing Stop sẽ dùng 1% làm khoảng cách chuẩn.

4. TP/SL

Take Profit và Stop Loss là lệnh được kích hoạt theo điều kiện đã được đặt trước bởi người dùng, giúp họ đóng lệnh nhằm mục đích chốt lời cũng như cắt lỗ.

5. Order Book

Order Book là một công cụ trực quan hoá, giúp người dùng có thể thấy được các lệnh chờ đang được đặt cho một tài sản bất kỳ. Cả 2 lệnh Long và Short đều sẽ được thể hiện trên Order Book thể hiện nhu cầu cụ thể của người dùng đối với một loại tài sản cụ thể.

Tổng kết

Qua bài viết trên của Coin68, có thể thấy Binance Futures cung cấp cho các nhà giao dịch một nền tảng để giao dịch dựa trên sự biến động giá của các loại tiền mã hóa với đòn bẩy hợp lý. Tuy nhiên, quan trọng phải nhớ rằng giao dịch hợp đồng phái sinh là một hoạt động có rủi ro rất cao và chỉ nên được thực hiện bởi những nhà giao dịch có kinh nghiệm hiểu rõ về những rủi ro liên quan. Chúc các bạn giao dịch thành công!

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất cung cấp kiến thức. Coin68 sẽ không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn.

Source: coin68.com

Các bài tương tự
1 tháng trước - Hãy cùng đào sâu hơn về dự án này để hiểu hơn cơ chế vận hành cũng như cách mà Name Frame Futures (NAO) đã phát triển và xây dựng sản phẩm cùng cộng đồng.
1 tháng trước - Từ nhận định rằng Bitcoin có thể đạt 1 triệu USD vào năm 2027 đến việc Celsius Network nộp đơn lên tòa án về kế hoạch phân phối tiền cho các chủ nợ, sau đây là một số tin tức nổi bật trên thị trường crypto. Tin tức Bitcoin Biểu đồ Bitcoin...
3 tuần trước - Trailing Stop là lệnh hỗ trợ người dùng hạn chế thua lỗ cũng như bảo toàn số lợi nhuận ở thời điểm thị trường có những biến động mạnh.
3 ngày trước - Từ nhận định Bitcoin nhấp nháy tín hiệu tăng giá trong tháng 10 đến Binance Futures thông báo niêm yết CATI và HMSTR, sau đây là một số tin tức nổi bật trên thị trường crypto. Tin tức Bitcoin Bitcoin (BTC) và thị trường tiền điện tử nói...
1 tháng trước - CFTC là cơ quan quản lý các hoạt động quyền chọn và thị trường hàng hóa tương lai tại Mỹ, NYDFS là cơ quan quản lý các hoạt động bảo hiểm, tài chính ở New York.
Xem tin bài khác
5 giờ trước - Ngày lịch sử khi FED lần đầu giảm lãi suất sau bốn năm và giảm đến 0.5% như thị trường mong đợi. FED vẫn nhấn mạnh kinh tế vẫn ổn nhưng thị trường lo ngại có thực sự ổn như vậy hay không?
5 giờ trước - Câu chuyện CBDC (Central Bank Digital Currency) không còn là câu chuyện riêng của một vài quốc gia, nó đã thực sự trở thành một làn sóng toàn cầu. Nhiều quốc gia không còn ở giai đoạn nghiên cứu, đang gia tăng triển khai sử dụng CBDC....
5 giờ trước - Giá Solana (SOL) đã tăng hơn 9% trong 24 giờ qua, vượt mốc $140 khi tâm lý chung của không gian crypto được cải thiện. Tuy nhiên, có một số lo ngại ngày về nền tảng kinh tế của SOL. Nguồn: TradingView Những lo ngại xung quanh Solana Một...
6 giờ trước - Vụ hack 4.064 Bitcoin trị giá khoảng 250 triệu USD cách đây 1 tháng chưa có thủ phạm, đã chính thức được thám tử on-chain ZachXBT đưa ra ánh sáng.
7 giờ trước - Bitcoin tăng gần 6% sau khi công ty quản lý tài sản lớn nhất thế giới phát hành whitepaper nêu bật tiềm năng của tài sản kỹ thuật số này như một biện pháp phòng ngừa rủi ro tiền tệ và địa chính trị. BlackRock đã công bố Bitcoin whitepaper...