ttth247.com

Black Myth: Wukong Tôn Ngộ Không có đáng giá 1,3 triệu đồng để vào thế giới hậu Tây Du?

Ra mắt ngày 20-8, Black Myth: Wukong nhanh chóng trở thành một hiện tượng của làng trò chơi điện tử thế giới, với hàng triệu người dùng sẵn sàng bỏ 60-70 USD để trở thành những người đầu tiên trải nghiệm nó.

Sau hai ngày "hàng yêu diệt ma" cùng Tề Thiên Đại Thánh, hôm nay Tuổi Trẻ Online sẽ cho các bạn góc nhìn tổng quan về ưu, nhược điểm của tác phẩm này.

Đồng thời giúp những người đang chần chừ dễ đưa ra quyết định liệu có nên "xuống tay" mua tựa game có giá 1,3 triệu đồng (giá Steam tại Việt Nam) này hay không.

Black Myth: Wukong - thế giới hậu Tây Du quyến rũ, lối chơi hấp dẫn

Black Myth: Wukong mở ra với cuộc đối đầu giữa Tôn Ngộ Không với thiên binh vạn mã của Thiên Đình, qua lời thoại, ta biết đây là thời điểm hậu Tây Du Ký, năm thầy trò vừa hoàn thành chặng đường thỉnh kinh và thành Phật.

Thế nhưng khỉ ta lại muốn trở về Hoa Quả Sơn để sống tự do tự tại. Vì lo sợ Thạch Hầu sẽ gây náo loạn nhân gian, Thiên Đình cử Dương Tiễn dẫn theo Tứ đại Thiên Vương đi bắt Ngộ Không về.

Sau khi bại trận, khỉ ta trở về hình dạng cục đá, nằm hấp thụ tinh hoa trời đất và đợi ngày tái sinh.

Xuyên suốt hành trình, ta sẽ hóa thân thành chú khỉ tên The Destined One, một trong những phân thân sinh ra từ tóc của Tôn Ngộ Không, với nhiệm vụ thu thập 72 phép thần thông biến hóa và 6 bảo vật phong ấn sức mạnh của Tề Thiên Đại Thánh khi xưa.

Ấn tượng đầu tiên về Black Myth: Wukong là tham vọng của nhà sản xuất, phản ánh lên chất lượng đồ họa, lối chơi và câu chuyện đồ sộ mà nó gửi gắm.

Lối chơi của Black Myth: Wukong xoay quanh việc né đòn, vận dụng tốt chiêu thức và kiểm soát stamina (thể lực), tương tự như God of War, Sekiro... một sự kết hợp giữa thể loại chặt chém (hack and slash) và những game do FromSoftware sản xuất.

Yếu tố làm nên tên tuổi của Black Myth: Wukong là các trận đấu kịch tính với yêu quái, hầu hết chúng đều là những nhân vật có thật từng xuất hiện trong Tây Du Ký nhưng với tạo hình hoành tráng, đáng sợ hơn.

Trên hành trình của mình, nhân vật chính sẽ đụng độ rất nhiều boss (trùm yêu quái), những trận đánh này sẽ đòi hỏi rất nhiều kỹ năng phản xạ, sự tập trung cao độ và một chút may mắn.

Hệ thống chiến đấu sẽ cho phép người chơi nâng cấp kỹ năng, vũ khí, giáp... đẹp mắt để đương đầu với những kẻ thù mạnh hơn.

Đặc biệt, khi đánh bại một boss quan trọng, Ngộ Không có thể tái sử dụng sức mạnh của chúng, hay nói cách khác là thu thập "phép thần thông" của những yêu quái này để phục vụ hành trình của mình.

Khi đánh bại một lượng kẻ thù nhất định, người chơi sẽ có vô số phép thuật, đòn đánh ấn tượng để làm đa dạng thêm lối chơi, giúp trải nghiệm thêm phần mãn nhãn và không bị nhàm chán qua từng trận đấu.

Nếu chơi một mạch đến hết cốt truyện mà không khám phá thế giới, Black Myth: Wukong sẽ "ngốn" 30 đến 40 tiếng tùy theo cách nâng cấp những kỹ năng kể trên.

Phải dành nhiều lời khen cho thiết kế thế giới đậm chất Á Đông, nhuốm màu truyền thuyết của game cũng như cách câu chuyện kể thông qua những lời thoại đậm chất cổ trang và các bức tranh phong cách truyền thống của Trung Quốc.

Black Myth: Wukong muốn kể cho game thủ rất nhiều điều, nhưng hầu hết chúng đều đính kèm trong những dòng mô tả ngắn thu được mỗi khi đánh bại một kẻ thù.

Nếu muốn nắm toàn cảnh những điều đang xảy ra trong thế giới hậu Tây Du thì cũng đáng bỏ thời gian giữa những trận đánh để đọc những mẩu cốt truyện nho nhỏ này.

Vẫn còn nhiều điểm trừ không đáng có

Từ khu vực đầu tiên, Black Myth: Wukong lộ nhiều điểm yếu trong khâu thiết kế màn chơi, có thể điểm qua một số yếu tố:

Không có bản đồ dù không gian cho game thủ khám phá rất rộng lớn, khiến trải nghiệm tìm đường cực kỳ mệt mỏi;

Lạm dụng những bức tường vô hình để hạn chế những khu vực nhân vật có thể đến, mặc dù một số chỗ nhìn có vẻ là qua được;

Tuy yêu quái đa dạng, thế giới bán mở sinh động nhưng lại có ít hoạt động để làm, không có những tương tác môi trường, không có giải đố, chỉ là một số kẻ thù nhỏ để cày cấp trước khi đánh boss.

Ngoài ra, cách camera hoạt động cũng khiến người chơi khó chịu, nhất là khi đánh boss ở những môi trường hẹp. 

Nếu bật motion blur (kỹ thuật làm mờ chuyển động) Black Myth: Wukong sẽ dễ gây chóng mặt, buồn nôn nếu nhìn màn hình lâu.

Tuy nhiên, những điểm trừ này nhiều khả năng sẽ được nhà sản xuất GameScience cập nhật trong những phiên bản tiếp theo. 

Nhìn chung, Black Myth: Wukong vẫn là trải nghiệm đáng tiền, nếu bạn có thể đáp ứng yêu cầu lớn về cấu hình mà nhà sản xuất yêu cầu và bỏ qua một số nhược điểm kể trên.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Black Myth: Wukong nổi lên như một hiện tượng của ngành trò chơi điện tử thế giới, thu hút hàng triệu game thủ mua, trải nghiệm và bàn tán về nó trên mạng xã hội.
1 tháng trước - Một số tin nổi bật: Anh trai say hi vẫn chịu 'vấn nạn' lộ kết quả; Hà Anh Tuấn bị tụt huyết áp khi đang biểu diễn; Trung Quốc bỏ 'phong sát' Triệu Vy;...
2 tuần trước - Nhà sản xuất tựa game “Black Myth: Wukong“ không chỉ được khen ngợi về kỹ xảo 3D, đồ họa mãn nhãn mà còn đầu tư khắc họa câu chuyện của từng nhân vật trong game, biến thể từ mạch truyện của “Tây Du Ký“. Hành trình của Tôn Ngộ Không, Trư...
2 tuần trước - Tựa game Black Myth: Wukong bất ngờ thu hút lượng lớn khách du lịch đến các tỉnh phía bắc Trung Quốc, đáng chú ý một số địa điểm chưa bao giờ hấp dẫn khách du lịch trước đây.
1 tuần trước - Nhờ sự bùng nổ của game “Black Myth: Wukong“ thời gian gần đây, tiểu thuyết Tây Du Ký nói chung hay hình tượng nhân vật Tôn Ngộ Không nói riêng bỗng nhận được nhiều sự quan tâm trở lại từ người trẻ. Cùng điểm lại những phiên bản Tề Thiên...
Xem tin bài khác
1 giờ trước - Thực hiện chỉ đạo của UBND TP.HCM, ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Hoàn cầu Việt Nam 2024 quyết định giảm quy mô tổ chức, thay phần thi áo tắm thành thi áo dài.
8 giờ trước - Thanh Phương, 25 tuổi, diễn DJ nhằm có thêm thu nhập ''nuôi'' nghề chính, khẳng định không từ bỏ tuồng.
8 giờ trước - Ca sĩ Phương Thanh nói biết ơn Đức Trí vì mối duyên "tri kỷ âm nhạc" hơn 30 năm, cùng loạt bản hit giúp cô ghi dấu tên tuổi.
10 giờ trước - Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người, Anh Ba Hưng, Cô giáo em, Em đi chơi thuyền… là những sáng tác quen thuộc của nhạc sĩ Trần Kiết Tường được đông đảo người dân, các em thiếu nhi yêu thích và thuộc nằm lòng.
12 giờ trước - Khoảnh khắc cháu bé được cứu sau vụ sạt lở ở Lào Cai, chiến sĩ giúp dân sơ tán, được tái hiện qua bộ tranh "Thương lắm, đồng bào tôi".