ttth247.com

Bộ Công Thương điều tra chống bán phá giá thép cán nóng từ Trung Quốc và Ấn Độ

Việc điều tra sẽ thực hiện theo quy định pháp luật về phòng vệ thương mại của Việt Nam và có hiệu lực thi hành từ ngày ký là 26/7/2024.

Thời kỳ điều tra để xác định hành vi bán phá giá là từ ngày 1/7/2023 đến ngày 30/6/2024. Thời kỳ điều tra để xác định thiệt hại là từ ngày 1/7/2023 đến ngày 30/6/2023.

sản xuất thép.jpg
Thời kỳ điều tra để xác định hành vi bán phá giá là từ ngày 1/7/2023 đến ngày 30/6/2024. Ảnh: Hoàng Hà

Theo thông báo đính kèm quyết định này của Bộ Công Thương, ngày 19/3/2024, cơ quan này nhận được hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá với một số sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc từ 2 doanh nghiệp đại diện ngành sản xuất trong nước là Công ty cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất và Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa.

Trên cơ sở hồ sơ yêu cầu, Cơ quan điều tra đã tiến hành thẩm định và có các công văn yêu cầu bổ sung, làm rõ thông tin, nội dung về phạm vi sản phẩm, căn cứ xác định hành vi bán phá giá cũng như dấu hiệu gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá và thiệt hại của ngành sản xuất trong nước.

Tới ngày 31/5/2024, Cơ quan điều tra đã tiến hành thẩm định và có các công văn yêu cầu bổ sung, làm rõ thông tin liên quan và sau đó đã có xác nhận Hồ sơ yêu cầu đã đầy đủ và hợp lệ.

Cơ quan điều tra cũng đã có thư gửi cho đại sứ quán 2 nước này tại Việt Nam thông báo về việc nhận được đầy đủ hồ sơ yêu cầu và hợp lệ.

Cơ quan điều tra cũng xác định rằng bên yêu cầu biện pháp chống bán phá giá đáp ứng yêu cầu về tính đại diện cho ngành sản xuất trong nước và có bằng chứng rõ ràng về việc hàng hóa nhập khẩu bán phá giá là nguyên nhân gây thiệt hại đáng kể với ngành sản xuất trong nước.

Bên yêu cầu cũng đã cung cấp được các cơ sở hợp lý để chứng minh hành vi bán phá giá của hàng hóa được đề nghị điều tra cũng như đã cung cấp dữ liệu để xác định biên độ bán phá giá của hàng hóa bị đề nghị điều tra từ Cộng hòa Ấn Độ ở mức 22,27% và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ở mức 27,83%.

Bộ Công Thương cho biết, trong trường hợp kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra xác định có thiệt hại đáng kể hoặc có đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước, Bộ trưởng Bộ Công thương có thể quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước.

Thuế chống bán phá giá được áp dụng có hiệu lực trở về trước với hàng nhập khẩu trong thời hạn 90 ngày trước khi áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời nếu hàng hóa nhập khẩu được xác định bị bán phá giá; khối lượng hoặc số lượng hàng hóa bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam tăng nhanh đột biến trong giai đoạn từ khi tiến hành điều tra đến khi áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời và gây ra thiệt hại khó có khả năng khắc phục cho ngành sản xuất trong nước.

Theo đó, các sản phẩm thép cán nóng (HRC) có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc trong diện điều tra, được phân loại theo các mã HS là: 7208.25.00, 7208.26.00, 7208.27.19, 7208.27.99, 7208.36.00, 7208.37.00, 7208.38.00, 7208.39.20, 7208.39.40, 7208.39.90, 7208.51.00, 7208.52.00, 7208.53.00, 7208.54.90, 7208.90.90, 7211.14.15, 7211.14.16, 7211.14.19, 7211.19.13, 7211.19.19, 7211.90.12, 7211.90.19, 7224.30.90, 7225.99.90, 7226.91.10, 7226.91.90, 7226.99.19, 7226.99.99 (mã vụ việc AD20).

Nhập khẩu thép từ Trung Quốc vẫn tăng mạnh, Bộ Công Thương có động thái mớiNhập khẩu thép cán nóng trong tháng 5 tiếp tục tăng mạnh. Cơ quan điều tra cũng đã tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá với sản phẩm thép cán nóng từ Trung Quốc.

Source: vietnamnet.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Một số sản phẩm thép Việt có nguy cơ bị Uỷ ban Châu Âu khởi xướng điều tra chống bán phá giá, bao gồm thép cuộn cán nóng. Trong khi đó, ở thị trường nội địa, hàng nhập vẫn ùn ùn tràn vào.
1 tháng trước - Khỉ Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc; mua 1 chỉ vàng cũng phải khai thông tin cá nhân; SJC tạm ngừng mua vàng miếng một ký tự; bưởi Việt Nam được cấp 'visa' sang Hàn Quốc... là những thông tin kinh tế đáng chú ý tuần qua.
1 tháng trước - Thép cán nóng (HRC) có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc được nhập vào Việt Nam sẽ bị điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
1 tháng trước - Giá thép thanh tương lai vừa có phiên bật tăng rất mạnh từ đáy 8 năm qua đó leo trở lại trên mốc 3.000 CNY/tấn.
1 tháng trước - Ngành sản xuất thép cuộn cán nóng (HRC) của VN đang đối diện khó khăn kép: tại thị trường nội địa là hàng Trung Quốc, Ấn Độ ồ ạt nhập khẩu, còn ra nước ngoài thì bị Ủy ban châu Âu (EC) thông báo sẽ điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá...
Xem tin bài khác
3 phút trước - Do khai sai thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp, Rạng Đông bị xử phạt và truy thu tổng số tiền gần 5,3 tỷ đồng.
4 phút trước - Tính đến hết tháng 7/2024, Camimex Corp chậm đóng 9 tháng bảo hiểm của người lao động với số tiền gần 12 tỷ đồng. Trong bối cảnh đó, công ty báo lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2024 giảm 14% so với cùng kỳ.
4 phút trước - DIC Corp chính thức giải thể Vũng Tàu Centre Point chỉ sau khi công ty này được thành lập mới chỉ hơn 1 năm.
4 phút trước - Hòa Phát cho biết sẽ thực hiện hỗ trợ bằng các hình thức như ủng hộ qua Mặt trận Tổ quốc, trao tiền mặt trực tiếp tới các gia đình khó khăn và hỗ trợ tái thiết, sửa chữa một số điểm trường tại các tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
10 phút trước - Thành công đánh dấu chiến thắng mới nhất của các nhà sản xuất màn hình Trung Quốc - những người từ lâu đã vượt qua các đối thủ Nhật Bản, Hàn Quốc trong lĩnh vực màn hình tinh thể lỏng (LCD) - về cả khối lượng sản xuất lẫn giá cả.