ttth247.com

Bộ Công Thương 'lấy làm tiếc' khi Mỹ không công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

Trước thông tin Bộ Thương mại Mỹ công bố về việc tiếp tục không công nhận quy chế kinh thế thị trường ở Việt Nam, ngày 2-8, Bộ Công Thương đã có thông cáo, bày tỏ rất "lấy làm tiếc" khi Bộ Thương mại Mỹ ban hành kết luận này. 

Theo đó, dù có ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực về nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua nhưng cơ quan này vẫn tiếp tục chưa công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường.

Hàng xuất khẩu Việt Nam vào Mỹ sẽ tiếp tục bị phân biệt đối xử

"Điều này có nghĩa rằng doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Mỹ sẽ còn tiếp tục bị phân biệt đối xử trong các vụ điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp của Mỹ. Chi phí sản xuất thực tế của doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục không được công nhận mà phải sử dụng "giá trị thay thế" của một nước thứ ba để tính toán biên độ bán phá giá" - Bộ Công Thương Việt Nam nhấn mạnh. 

Theo Bộ Công Thương, nếu Bộ Thương mại Mỹ xem xét hồ sơ và thực tiễn tại Việt Nam một cách khách quan, công bằng thì đã có thể thừa nhận thực tế rằng Việt Nam đã là một nền kinh tế thị trường như 72 nền kinh tế khác đã công nhận, trong đó có các nền kinh tế lớn như Anh, Canada, Mexico, Australi, Nhật Bản, Ấn độ, Hàn Quốc, New Zealand…

Bộ Công Thương khẳng định hơn 20 năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua những thay đổi và phát triển vượt bậc. Việt Nam đã ký kết và đưa vào thực thi thành công 17 hiệp định thương mại tự do. 

Trong đó có những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, tiêu chuẩn cao với Liên minh châu Âu, các nước CPTPP, Liên Hiệp Vương quốc Anh với nhiều cam kết sâu rộng, toàn diện từ cắt giảm thuế tới nâng cao tiêu chuẩn lao động, bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững, mua sắm chính phủ, minh bạch hóa… 

Những thay đổi này đã được làm rõ trong hơn 20.000 trang thông tin, tài liệu mà Bộ Công Thương Việt Nam gửi tới Bộ Thương mại Mỹ. Điều này chứng minh sự tiến bộ mạnh mẽ của Việt Nam trên tất cả sáu tiêu chí mà Bộ Thương mại Mỹ đưa ra khi xem xét công nhận một quốc gia có nền kinh tế thị trường. 

Theo đó, các bản lập luận Bộ Công Thương cung cấp cho Bộ Thương mại Mỹ cũng chứng minh một cách đầy đủ, nhất quán về mức độ thực hiện sáu tiêu chí này của Việt Nam. 

Các tiêu chí khi đưa ra đã chứng minh rằng nền kinh tế thị trường của Việt Nam ít nhất ngang bằng và thường tốt hơn so với mức độ thực hiện của các quốc gia khác đã được công nhận nền kinh tế thị trường, hoặc thực tế tương đương hoặc tốt hơn các quốc gia đã luôn được coi là nền kinh tế thị trường. 

Chính vì vậy, căn cứ theo các tiêu chí cụ thể của luật pháp Mỹ, việc công nhận nền kinh tế thị trường đối với Việt Nam là thực tế khách quan và công bằng.

Bộ Công Thương tiếp tục gửi kiến nghị

Cũng qua thông báo này, Bộ Công Thương cảm ơn 41 tổ chức, cá nhân, hiệp hội doanh nghiệp, thương mại Hoa Kỳ đã bày tỏ ý kiến ủng hộ mạnh mẽ việc công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường. 

Trong đó có những tổ chức, cá nhân đại diện cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ như Hiệp hội Nông nghiệp quốc gia Hoa Kỳ (NASDA), Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ (AmCham), Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), Hiệp hội các nhà bán lẻ Hoa Kỳ và mong sẽ tiếp tục nhận được sự đồng hành của các tổ chức, cá nhân nói trên.

Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ nghiên cứu, phân tích các lập luận trong Báo cáo đánh giá nền kinh tế Việt Nam của Bộ Thương mại Mỹ. Mục tiêu sẽ bổ sung, hoàn thiện lập luận để gửi hồ sơ yêu cầu Bộ Thương mại Mỹ xem xét lại quy chếkinh tế thị trường cho Việt Nam. 

Điều này nhằm cụ thể hóa mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Mỹ. Qua đó thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại, đầu tư song phương, mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và nhân dân hai nước.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương khẳng định sẽ đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong các vụ việc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp để đảm bảo lợi ích cao nhất cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Bộ Công Thương Việt Nam lấy làm tiếc vào ngày 2/8/2024, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã ban hành kết luận, theo đó mặc dù có ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực về nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua nhưng vẫn tiếp tục chưa công nhận Việt...
1 tháng trước - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nêu rõ, Việt Nam thất vọng về việc Bộ Thương mại Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường.
1 tháng trước - Tính đến tháng 6-2024, 72 nền kinh tế đã công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, trong đó có những nền kinh tế lớn.
1 tháng trước - Bộ Công Thương Việt Nam lấy làm tiếc vào ngày 2/8/2024, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã ban hành kết luận, theo đó mặc dù có ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực về nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua nhưng vẫn tiếp tục chưa công nhận Việt...
1 tháng trước - Việt Nam cần tiếp tục chuyển đổi, hoàn thiện thể chế, tăng cường công tác thông tin, phối hợp giải trình để Hoa Kỳ xem xét lại quy chế kinh tế thị trường.
Xem tin bài khác
5 phút trước - Thành công đánh dấu chiến thắng mới nhất của các nhà sản xuất màn hình Trung Quốc - những người từ lâu đã vượt qua các đối thủ Nhật Bản, Hàn Quốc trong lĩnh vực màn hình tinh thể lỏng (LCD) - về cả khối lượng sản xuất lẫn giá cả.
5 phút trước - Giá vàng nhẫn sáng nay 20/9 tăng 500.000 đồng/lượng, lên 79,7 triệu đồng/lượng, đây là mức giá cao nhất từ trước đến nay.
5 phút trước - Ngày 17/9, Lãnh đạo Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã có buổi làm việc với đoàn công tác của Tập đoàn dầu mỏ Saudi Aramco (Aramco) tại Văn phòng giao dịch Hà Nội.
13 phút trước - Khách mua trực tiếp giảm, nhiều tiểu thương đã chọn cách tăng kinh doanh online. Những tưởng sẽ bù vào lượng khách trực tiếp đang èo uột nhưng 'cuộc chơi' trên mạng không dễ dàng chút nào.
14 phút trước - Việc nâng cao tiêu chuẩn nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp là cần thiết, nhưng nếu quy định chưa hợp lý, không phù hợp với thực tế... sẽ tạo ra những rào cản với giới đầu tư và cả thị trường chứng khoán.