ttth247.com

Bộ GTVT 'bật đèn xanh' cho Tập đoàn Trường Hải thực hiện nạo vét Dự án luồng hàng hải Kỳ Hà - Quảng Nam

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có công văn số 8526/BGTVT – KCHT gửi UBND tỉnh Quảng Nam và Công ty cổ phần Tập đoàn Trưởng Hải liên quan đến đề xuất thực hiện dự án nạo vét tuyến luồng hàng hải Kỳ Hà - Quảng Namđạt độ sâu -9,3m hải đồ.

Bộ GTVT 'bật đèn xanh' cho Tập đoàn Trường Hải thực hiện nạo vét Dự án luồng hàng hải Kỳ Hà - Quảng Nam- Ảnh 1.

Tập đoàn THACO chấp nhận "bỏ tiền túi" thực hiện nạo vét luồng Kỳ Hà - Quảng Nam (ảnh minh họa, nguồn Int)

Đây là lần thứ hai trong vòng 6 tháng qua, Bộ GTVT có văn bản trao đổi với UBND tỉnh Quảng Nam về tuyến luồng hàng hải này.

Tại công văn số 8526, Bộ GTVT cho biết, việc xem xét, chấp thuận giao Công ty cổ phần Tập đoàn Trường Hải (THACO) thực hiện nạo vét tuyến luồng Kỳ Hà theo đúng trình tự, thủ tục pháp lý quy định tại Nghị định số 57/2024/NĐ-CP về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa.

Theo Bộ GTVT, Dự án nạo vét luồng vào cảng Kỳ Hà được Thủ tướng Chính phủ đồng ý giao UBND tỉnh Quảng Nam làm chủ đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. Trên cơ sở đó, vào tháng 3/2009, Cục Hàng hải Việt Nam đã bàn giao tuyến luồng Kỳ Hà cho địa phương quản lý, thực hiện đầu tư nâng cấp để tiếp nhận tàu trọng tải 20.000DWT.

Trong quá trình triển khai, do vướng mắc, UBND tỉnh Quảng Nam đã thống nhất chủ trương dừng triển khai, tiếp tục thực hiện các bước nghiệm thu, thanh toán, quyết toán để kết thúc Dự án.

Hiện nay, tuyến luồng chưa được bàn giao cho Bộ GTVT quản lý vận hành. Vì vậy, để có cơ sở thực hiện theo quy định của Nghị định số 57/2024/NĐ- CP, Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các cơ quan liên khẩn trương hoàn thành quyết toán Dự án nạo vét luồng vào bến cảng Kỳ Hà và triển khai các thủ tục theo quy định của Nghị định số 43/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải để bàn giao luồng hàng hải Kỳ Hà cho Bộ GTVT tổ chức quản lý.

“Sau khi hoàn thành việc bàn giao, tiếp nhận quản lý luồng hàng hải Kỳ Hà, Bộ GTVT sẽ xem xét việc chấp thuận đề xuất của Công ty cổ phần Tập đoàn Trường Hải thực hiện nạo vét tuyến luồng hàng hải Kỳ Hà theo quy định của Nghị định số 57/2024/NĐ-CP ngày 20/5/2024 của Chính phủ”, công văn của Bộ GTVT nêu rõ.

Liên quan đến hồ sơ đề xuất của Công ty cổ phần Tập đoàn Trường Hải thực hiện nạo vét luồng hàng hải Kỳ Hà, Bộ GTVT đề nghị Công ty căn cứ quy định của khoản 1 Điều 20 Nghị định số 57/2024/NĐ-CP, bổ sung Hồ sơ đề xuất dự án.

Các nội dung cần bổ sung gồm: sự cần thiết, phù hợp của dự án với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của ngành, địa phương; hiện trạng tuyến luồng; mục tiêu, quy mô, địa điểm thực hiện dự án; dự kiến khối lượng nạo vét; vị trí dự kiến đổ chất nạo vét; tiến độ, thời gian thực hiện dự án; thuyết minh phương án tổ chức quản lý, thi công; đảm bảo an toàn giao thông hàng hải; đảm bảo vệ sinh môi trường; phòng ngừa ô nhiễm môi trường.

Theo UBND tỉnh Quảng Nam, tuyến luồng hàng hải Kỳ Hà có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu tại khu vực miền Trung, Tây nguyên, Nam Lào và Đông Bắc Campuchia qua cảng Chu Lai.

Tuy nhiên, sau thời gian dài dừng thi công từ tháng 6/2022, nhiều vị trí tuyến luồng đã bị bồi lấp nghiêm trọng (một số đoạn đến nay chỉ đạt độ sâu -8mHĐ) nên không đảm bảo độ sâu cho tàu có tải trọng lớn vận chuyển ra vào bến Cảng Chu Lai, dẫn đến Cảng Chu Lai không thể tiếp nhận và khai thác các tàu biển theo đúng thiết kế, buộc hàng hóa vận chuyển bằng tàu lớn phải di chuyển qua các cảng biển của địa phương khác gây lãng phí kết cấu hạ tầng cảng đã đầu tư và tăng chi phí logistics, ảnh hưởng lớn đến việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Trước đó, Công ty cổ phần Tập đoàn Trường Hải đã có văn bản kiến nghị UBND tỉnh Quảng Nam chấp thuận chủ trương cho phép công ty thực hiện nạo vét tuyến luồng này đạt độ sâu tối thiểu -9,3 m, bảo đảm tiếp nhận tàu 30.000 DWT giảm tải.

Dự án được thực hiện bằng nguồn vốn của Công ty cổ phần Tập đoàn Trường Hải với cam kết không đề nghị nhà nước hoàn lại.

Sau khi nghiệm thu hoàn thành dự án, Công ty cổ phần Tập đoàn Trường Hải sẽ bàn giao công trình cho nhà nước sở hữu, quản lý sử dụng.

Lý do gì mà Tập đoàn Trường Hải chấp nhận "bỏ tiền túi" thực hiện nạo vét luồng Kỳ Hà - Quảng Nam?

Theo tìm hiểu của MarketTimes, vào tháng 2/2024, Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) ) thuộc THACO đã có hồ sơ đề xuất thực hiện Dự án mở rộng và nâng cấp bến cảng Chu Lai thuộc Khu bến cảng Tam Hiệp, với tổng vốn đầu tư gần 1.589 tỷ đồng.

Theo đó, quy mô dự án được mở rộng trên diện tích sử dụng đất cho xây dựng bến cảng là 1,72 ha; nâng cấp bến cảng Chu Lai thuộc Khu bến cảng Tam Hiệp cho tàu 50.000DWT.

Nhu cầu sử dụng đất của dự án nằm trong phạm vi 5,48 ha đã đăng ký trong kỳ Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của huyện Núi Thành được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1354/QĐUBND ngày 03/7/2023. Hiện trạng khu vực này là đất mặt nước, do nhà nước quản lý và không có hộ gia đình hoặc cá nhân sử dụng.

Dự án mở rộng và nâng cấp bến cảng Chu Lai có tổng vốn đầu tư khoảng hơn 1.589 tỷ đồng; tiến độ thực hiện Dự án là năm 2024 và 2025. Thời hạn hoạt động của Dự án là 70 năm…

Bộ GTVT 'bật đèn xanh' cho Tập đoàn Trường Hải thực hiện nạo vét Dự án luồng hàng hải Kỳ Hà - Quảng Nam- Ảnh 2.

Nếu không được nạo vét tuyến luồng Kỳ Hà - Quảng Nam và sớm mở rộng bến cảng Chu Lai thì tham vọng nâng cấp dịch vụ logistics trọn gói của THILOGI sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Việc mở rộng, nâng cấp bến cảng Chu Lai được thực hiện tuân thủ theo đúng các quy định về quy hoạch tại Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, cảng Chu Lai (thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải) là một trong 15 cảng biển của cả nước được quy hoạch từ cảng biển loại 2 (cảng tổng hợp địa phương) thành cảng biển loại 1 (cảng quốc gia, đầu mối khu vực) trong những năm đến.

Mục tiêu của dự án theo Quy hoạch là phát triển hệ thống cảng biển Chu Lai trở thành một trong các đầu mối về giao thông vận tải, giao thương trong nước và quốc tế của khu vực miền Trung và Tây Nguyên; là cửa ngõ kết nối ra Biển Đông của vùng Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan.

Để phát triển cảng Chu Lai tương xứng với quy mô, sản lượng khai thác hàng hóa của cảng biển loại 1, UBND tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt Đề cương nhiệm vụ và dự toán khảo sát, lập quy hoạch phát triển cảng biển Chu Lai định hướng đến năm 2030.

Toàn khu vực cảng Chu Lai có diện tích 140 ha, là công trình đánh dấu bước tiến lớn trong lĩnh vực logistics tại khu vực miền Trung, góp phần hoàn thiện chuỗi cung ứng dịch vụ trọn gói, đồng thời giải quyết bài toán giao nhận - vận chuyển và thu hút các nhà đầu tư đến với Khu kinh tế mở Chu Lai.

Cảng Chu Lai là cảng sông có quy mô lớn duy nhất tại miền Trung, có ưu điểm là cảng kín gió, có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên tuyến sông Trường Giang, cách thành phố Đà Nẵng gần 80 km, cách Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi) gần 30 km, cách KCN VSIP (Quảng Ngãi) 40 km, KCN Bắc Chu Lai và KCN THACO Chu Lai 3 km, KCN Tam Thăng (Tam Kỳ) 20km, được kết nối với Quốc lộ 1A (2km) và đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi (4km)…. trong khu vực có hệ thống giao thông thuận lợi, hệ thống nhà ga và sân bay quốc tế.

Đây là cảng hàng hóa tổng hợp được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế với kết cấu bến liền bờ, bằng công nghệ cừ larsen tiên tiến rất phổ biến tại các quốc gia trên thế giới như Hồng Kông, Đài Loan, Singapore...

Cảng có công suất 3 triệu tấn/năm, cầu cảng dài 500m, có khả năng tiếp nhận cùng lúc 3 tàu có trọng tải đến 30.000 tấn. Đây là cảng tổng hợp có thể khai thác đa dạng các loại hàng hóa như :hàng container, hàng rời, hàng siêu trường siêu trọng, hàng lỏng, khí…

Tuy nhiên, để thực hiện tiếp nhận tàu 30.000 tấn với độ sâu luồng như hiện tại là hết sức khó khăn. Vì thế, để Cảng phát triển hiệu quả, là đầu mối quan trọng trong hoạt động của Chu Lai Logistics và đón nhiều hãng tàu lớn trên thế giới như: SITC (Hàn Quốc), APL (Nhật Bản), COSCO (Trung Quốc), ZIM (Isarel)… thì bắt buộc phải nạo vét tuyến luồng Kỳ Nam - Quảng Nam đang bị bồi lắng nghiêm trọng.

Điều đó lý giải vì sao THACO chấp nhận "bỏ tiền túi" thực hiện nạo vét tuyến luồng Kỳ Nam - Quảng Nam (thay vì thực hiện vốn ngân sách nhà nước), nhằm tránh lãng phí kết cấu hạ tầng cảng Chu Lai sắp được nâng cấp.

Source: cafebiz.vn

Các bài tương tự
1 tuần trước - Nếu được triển khai đúng theo kế hoạch, đến năm 2030, TP.HCM sẽ là địa phương đầu tiên của cả nước sử dụng 100% xe buýt "xanh", tiên phong kiểm soát khí thải phương tiện giao thông, từng bước tiến tới loại bỏ xe xăng, phủ xe điện.
1 tháng trước - Những hầm chui trăm tỉ xóa ùn tắc cho các giao lộ bắt đầu thông xe; những con đường, cây cầu ngàn tỉ đóng vai trò kết nối quan trọng tới các công trình trọng điểm đang chạy hết tốc lực cho giai đoạn nước rút…, từ nay đến cuối năm, TP.HCM...
3 tuần trước - Đó là một trong những yêu cầu của Bộ Chính trị khi cho ý kiến về Quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
3 ngày trước - Vụ sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ kéo theo nỗi lo lắng của người dân cả nước khi lưu thông qua những cây cầu nối đôi bờ sông.
1 tháng trước - TP.HCM đang đẩy mạnh đầu tư nhiều công trình giải quyết ùn tắc tại các nút giao thông lớn, giảm ùn ứ ở các "điểm đen" kéo dài nhiều năm nay.
Xem tin bài khác
2 phút trước - Sáng 17/9/2024, tại Lễ khai giảng năm học mới của Trường Đại học Nông Lâm, Công ty Cổ Phần Phân Bón Dầu Khí Cà Mau (PVCFC) đã tặng 40 suất học bổng "Hạt Ngọc Mùa Vàng", mỗi suất học bổng trị giá 7.000.000 đồng, tiếp tục hành trình ươm mầm...
2 phút trước - Zhuang Yanfang chưa bao giờ nghĩ rằng một ngày nào đó bà sẽ bắt nhịp cho các ông bà cụ ở độ tuổi bát tuần hát những giai điệu yêu nước xưa, tại chính nơi bà từng ngân nga bài hát thiếu nhi với những đứa trẻ mới biết đi.
2 phút trước - Từ ngày 11/9/2024 tới 14/12/2024, chủ thẻ Agribank Napas khi thanh toán trên website hoặc ứng dụng Lazada (website/app) khách hàng có cơ hội tận dụng nhiểu ưu đãi hấp dẫn.
2 phút trước - Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.
2 phút trước - Với “đặc quyền” hoàn tiền 10% cho giao dịch trực tuyến, cùng hàng loạt ưu đãi lên đến hàng triệu đồng mỗi tháng, thẻ tín dụng số của Ngân hàng Phương Đông (OCB) đang trở thành lựa chọn “hời” nhất cho người tiêu dùng hiện nay.