ttth247.com

Bộ GTVT đề xuất 5 mức phí cao tốc do Nhà nước đầu tư

Bộ GTVT đề xuất 5 mức phí cao tốc do Nhà nước đầu tư- Ảnh 1.

Dự thảo Nghị định quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc

Bộ GTVT vừa trình Chính phủ Dự thảo Nghị định quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc. Dự thảo Nghị định gồm 4 chương, 13 điều quy định điều kiện, thời điểm thực hiện việc thu phí sử dụng đường bộ cao tốc; chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ cao tốc; mức thu phí sử dụng đường bộ cao tốc thuộc phạm vi Bộ GTVT quản lý.

Việc ban hành nghị định nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý, quy định rõ về loại hình và đối tượng thu phí, phương án tổ chức thực hiện để đảm bảo tính khả thi, công khai và minh bạch.

Chỉ thu phí khi đường đủ tiêu chuẩn cao tốc

Về điều kiện, thời điểm triển khai, Dự thảo nêu rõ: Việc thu phí chỉ được thực hiện sau khi tuyến cao tốc được thiết kế, đầu tư xây dựng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về đường cao tốc và các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật khác có liên quan. Công trình đường cao tốc đã hoàn thành thi công xây dựng, đưa vào khai thác, sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Bộ GTVT đề xuất 5 mức phí cao tốc do Nhà nước đầu tư- Ảnh 2.

Bộ GTVT đề xuất 5 mức phí cao tốc do Nhà nước đầu tư- Ảnh 3.

Bộ GTVT đề xuất 5 mức phí cao tốc do Nhà nước đầu tư- Ảnh 4.

Đối với dự án đường cao tốc quyết định chủ trương đầu tư trước ngày Luật Đường bộ có hiệu lực thi hành, khi đưa vào khai thác chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định, việc thu phí sẽ được triển khai sau khi hoàn thành việc xây dựng, lắp đặt hạ tầng trạm thu phí, hệ thống phần mềm, thiết bị phục vụ việc thu phí; các công trình dịch vụ công tại trạm dừng nghỉ; cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thiết bị công nghệ để quản lý, điều hành giao thông.

Cơ quan được giao quản lý đường bộ cao tốc phải lập Đề án khai thác tài sản trình cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt. Thời điểm thu phí và tuyến đường thu phí được xác định cụ thể tại Đề án.Việc quản lý, khai thác đường cao tốc sử dụng nguồn nhân lực hiện có của ngành giao thông vận tải do đó không phát sinh nguồn nhân lực cho việc thực hiện nghị định.

Liên quan đến mức phí, Bộ GTVT đề xuất mức phí sử dụng cao tốc nhà nước đầu tư như sau: Mức phí sử dụng đường cao tốc áp dụng đối với đường cao tốc đáp ứng đầy đủ các quy định về điều kiện triển khai thu phí (Mức 1): tương đương với 70% lợi ích thu được khi sử dụng đường cao tốc (khoảng 1.300 đồng/xe.km).

Mức phí sử dụng đường cao tốc áp dụng đối với các dự án đường cao tốc đã được quyết định chủ trương đầu tư trước ngày Luật Đường bộ có hiệu lực thi hành, khi đưa vào khai thác mà chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định tại Luật Đường bộ (Mức 2): tương đương với 50% lợi ích thu được khi sử dụng đường cao tốc (khoảng 900 đồng/xe.km).

"Với mức phí đề xuất như đã nêu trên, dự kiến sau khi triển khai thu phí đối với 10 tuyến cao tốc đang khai thác, dự kiến số phí thu được 3.210 tỷ đồng/năm; số thu nộp ngân sách nhà nước là 2.850 tỷ đồng/năm", Bộ GTVT cho biết.

Bộ GTVT đề xuất 5 mức phí cao tốc do Nhà nước đầu tư- Ảnh 5.

Loại phương tiện thu được lợi ích lớn nhất khi đi cao tốc là xe khách từ 30 ghế trở lên

Không phí trùng phí

Lý giải đề xuất này, Bộ GTVT cho biết, mức thu phí được xác định cơ bản bảo đảm bù đắp chi phí quản lý, tổ chức, vận hành thu phí, bảo trì đường cao tốc. Trong đó, có tính đến chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, đảm bảo công khai, minh bạch và được tính toán trên cơ sở lợi ích của người sử dụng.

10 tuyến cao tốc dự kiến thu phí: Hà Nội - Thái Nguyên, TPHCM - Trung Lương, Mai Sơn - QL45, QL45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Cam Lộ - La Sơn, La Sơn - Hòa Liên, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây, Mỹ Thuận - Cần Thơ.

Cơ quan này cũng khẳng định "không phí trùng phí" bởi đường cao tốc đem lại lợi ích cho người tham gia giao thông cao hơn so với tuyến đường quốc lộ song hành. Người tham gia giao thông có quyền lựa chọn di chuyển trên quốc lộ song hành (không phải trả thêm tiền sử dụng đường cao tốc) hoặc trả tiền sử dụng đường cao tốc để hưởng chất lượng dịch vụ và lợi ích cao hơn. Việc thu phí sử dụng đường cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư, sở hữu, quản lý và khai thác không gây phí trùng phí. Người sử dụng đường cao tốc chia sẻ lợi ích với nhà nước, mức thu phải thấp hơn lợi ích người sử dụng đường cao tốc thu được.

Tại tờ trình Chính phủ, Bộ GTVT cũng đưa ra phân tích các tuyến đường cao tốc Nhà nước đầu tư trước năm 2020, đang hoặc chuẩn bị vận hành, khai thác, kết quả lượng hóa chi phí vận hành và chi phí thời gian của phương tiện cho thấy so với lưu thông tuyến trên quốc lộ song hành, phương tiện lưu thông trên các tuyến cao tốc sẽ được lợi bình quân 4.824 đồng/xe/km. Trong số này, 25% từ tiết kiệm chi phí vận hành phương tiện và 75% từ tiết kiệm thời gian hàng hóa và hành khách trên đường.

Loại phương tiện thu được lợi ích lớn nhất khi đi cao tốc là xe khách từ 30 ghế trở lên với bình quân hơn 14.000 đồng/xe/km, phương tiện thu được lợi ích thấp nhất là xe tải dưới 2 tấn với lợi ích bình quân là 1.174 đồng/km. Lợi ích bình quân tính theo xe đơn vị là 2.616 đồng/PCU/km.

Mức phí được tính toán và phân tích lợi ích của của chủ phương tiện khi lưu thông trên các tuyến cao tốc đó. Đồng thời có tính đến chia sẻ lợi ích của người sử dụng đường cao tốc, mức chi phí tương đương với 50-70% lợi ích thu được khi sử dụng đường cao tốc.

Source: cafef.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đề xuất 2 mức thu phí đối với đường cao tốc do Nhà nước đầu tư, trong đó thấp nhất là 900 đồng/km, cao nhất 5.200 đồng/km.
1 tháng trước - Theo nhiều chuyên gia, doanh nghiệp (DN), trong bối cảnh người dân và DN vẫn còn gặp khó, việc thu phí lưu thông tại các tuyến cao tốc đầu tư từ ngân sách cần đánh giá kỹ về tác động, trong đó cân nhắc thời gian và mức thu. Đặc biệt, việc...
1 tháng trước - Bộ GTVT đề xuất 2 mức thu phí với các tuyến cao tốc do ngân sách đầu tư. Theo đó, mức 1 với cao tốc 4 làn xe có dải phân cách từ 1.300 đồng/km đến 5.200 đồng/km; mức 2 với cao tốc 2 làn xe, chưa hoàn chỉnh từ 900 đồng/km đến 3.600 đồng/km.
1 tháng trước - Nhóm nghiên cứu của PGS. TS. Vũ Minh Khương chỉ ra, lợi ích mà Việt Nam có được từ việc triển khai thu phí không dừng ETC tương đương giá trị gần 1 tỷ USD.
1 tháng trước - Hiện cả nước đang thi công 1.700 km cao tốc, Thủ tướng yêu cầu khẩn trương xây dựng và ban hành kế hoạch chi tiết đường găng tiến độ các dự án để hoàn thành thêm khoảng 1.200 km cao tốc, bảo đảm thực hiện mục tiêu có ít nhất 3.000 km...
Xem tin bài khác
9 phút trước - Thứ trưởng Bộ An ninh Năng lượng Hungary cho rằng EU không cung cấp đủ viện trợ cho các nước thành viên nhỏ hơn để giảm phụ thuộc vào khí đốt Nga.
9 phút trước - Ngày 19/9, VNPT đã khởi công lắp đặt trạm phát sóng BTS tại địa điểm xây dựng bản mới cho bà con Làng Nủ.
9 phút trước - Sau siêu bão Yagi và Bebinca, Trung Quốc chuẩn bị đón cơn bão mang tên Pulasan. Bão này dự kiến sẽ di chuyển qua các khu vực ven biển trong vài ngày tới, tương tự như bão Bebinca.
9 phút trước - Ngay khi Thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah đang phát biểu, có ít nhất 2 tiêm kích đã xuất hiện và bay vòng quanh trung tâm Beirut.
17 phút trước - Do khai sai thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp, Rạng Đông bị xử phạt và truy thu tổng số tiền gần 5,3 tỷ đồng.