ttth247.com

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Xét tuyển đại học sớm có tác động tiêu cực

"Các trường đại học có quyền tự chủ cao trong tuyển sinh nhưng không có nghĩa thích làm gì thì làm mà tự chủ trong khuôn khổ quy định", Bộ trưởng lưu ý tại hội nghị giáo dục đại học 2024 diễn ra ngày 9-8.

Bất công bằng

Theo ông Sơn, việc các trường đại học xét tuyển sớm có tác động tiêu cực đến giáo dục phổ thông ở giai đoạn cuối, thí sinh đỗ sẽ không học nữa. Trong khi đó các trường chỉ yên tâm số lượng thí sinh xét tuyển vào trường mình, số còn lại tuyển theo các phương thức khác rất ít, điểm chuẩn sẽ rất cao. Từ đó tạo ra sự bất công bằng giữa các thí sinh trong việc lựa chọn vào các trường đại học tốt.

Theo báo cáo tại hội nghị, số thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 là 1.071.395 thí sinh, trong đó có hơn 733.000 thí sinh đăng ký xét tuyển vào đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non, chiếm khoảng 68,48% số thí sinh dự thi. Bà Nguyễn Thu Thủy, vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT), cho rằng đây là chỉ số tăng tốt, hứa hẹn một mùa tuyển sinh chất lượng.

Tuy vậy, bà Thủy cũng cho biết năm 2024 vẫn có những cơ sở đào tạo còn nhiều phương thức xét tuyển phức tạp. Một số nơi chưa đảm bảo tính công bằng, phân bổ chỉ tiêu chưa hợp lý, gây khó khăn cho thí sinh và hệ thống. Tuy có hệ thống lọc ảo của Bộ GD-ĐT nhưng nhiều trường xét tuyển sớm vẫn không dự báo được số lượng thí sinh ảo.

Trong phần thảo luận tại hội nghị, PGS.TS Trần Thiên Phúc, phó hiệu trưởng Trường đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP.HCM, cho rằng thời điểm các trường xét tuyển sớm, thực chất học sinh lớp 12 vẫn chưa hoàn thành chương trình THPT là không hợp lý.

Chưa kể trong công tác tuyển sinh, có những trường yêu cầu thí sinh phải đặt nguyện vọng xét tuyển sớm lên đầu trong thứ tự nguyện vọng đăng ký lên hệ thống. Việc này vừa không công bằng giữa các cơ sở đào tạo vừa làm mất cơ hội của thí sinh.

Ông Phúc cũng không tán thành việc đưa nhiều phương thức xét tuyển rồi phân bổ chỉ tiêu cho từng phương thức. Vì việc phân bổ này không có cơ sở thuyết phục, không đảm bảo công bằng giữa thí sinh xét tuyển ở các phương thức khác nhau vào cùng một ngành, trường.

PGS.TS Lê Thành Bắc, phó giám đốc Đại học Đà Nẵng, cũng đưa ra con số tỉ lệ ảo trong xét tuyển sớm những năm gần đây vẫn ở ngưỡng 200% mặc dù Bộ GD-ĐT đã hỗ trợ các trường trong việc chạy lọc ảo trên hệ thống.

Đề xuất bỏ xét tuyển sớm

Ông Phúc kiến nghị thẳng "nên bỏ quy định xét tuyển sớm". Ông Phúc chia sẻ thực tiễn mà Trường đại học Bách khoa TP.HCM đã làm, đó là phương án tuyển sinh tổng hợp. Trường sử dụng gộp tất cả các tiêu chí: điểm thi đánh giá năng lực, thi tốt nghiệp, điểm học bạ, thay vì tách ra thành các phương thức tương ứng với số chỉ tiêu được phân bổ. Ông Phúc cho rằng cách làm này đảm bảo công bằng hơn với thí sinh.

Ông Bắc cho rằng nếu vẫn duy trì nhiều phương thức xét tuyển thì từ năm 2025 cần có thêm quy định các cơ sở giáo dục đại học chỉ được công bố trúng tuyển sau khi thí sinh đã hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Trong khi đó, GS.TS Phạm Hồng Quang đề nghị năm 2025, nên cân nhắc giảm phương thức xét tuyển bằng học bạ, giảm bớt các phương thức xét tuyển tăng cơ hội cho thí sinh xét tuyển bằng điểm thi.

Phát biểu kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn yêu cầu Vụ Giáo dục đại học khẩn trương phối hợp để có dự thảo sớm nhất phương án tuyển sinh 2025. Phương án tuyển sinh phải thực hiện tinh thần chỉ đạo của bộ trưởng, làm sao đơn giản hóa, đảm bảo chất lượng cũng như công bằng cho thí sinh.

Các trường thực hiện tự chủ nhưng không có tác động xấu tới giáo dục phổ thông, mà cần phải có tác động tích cực hơn đối với giáo dục phổ thông.

Ông Sơn cũng khuyến khích các trường đại học đưa ra những sáng kiến, kinh nghiệm từ thực tế tuyển sinh. Ông cũng cho rằng cần quan tâm đến tuyển sinh đa dạng, vì xét ở khía cạnh tích cực, việc xây dựng phương án tuyển sinh kết hợp nhiều phương thức, tiêu chí là hướng đi phù hợp, đáp ứng nhu cầu của các ngành đặc thù, đảm bảo công bằng với thí sinh.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Việc các đại học xét tuyển sớm có tác động tiêu cực đến giáo dục phổ thông ở giai đoạn cuối, thí sinh đỗ sẽ không học nữa, rất tai hại, theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn.
1 tháng trước - Việc các đại học xét tuyển sớm có tác động tiêu cực đến giáo dục phổ thông ở giai đoạn cuối, thí sinh đỗ sẽ không học nữa, rất tai hại, theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn.
2 tuần trước - Đổi mới kỳ thi lớp 10, thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học, khắc phục thiếu giáo viên và quản lý dạy thêm, học thêm, là những thách thức đặt ra với ngành giáo dục trong năm học mới.
1 tháng trước - Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nhận định các phương thức tuyển sinh sớm hiện nay là biểu hiện của văn hóa 'chen lấn xô đẩy'. Sang năm, Bộ GD-ĐT sẽ có chế tài để hạn chế 'tệ nạn' này.
3 tuần trước - Các trường phải công bố kịp thời phương thức tuyển sinh năm 2025, trong đó khắc phục triệt để việc thiếu công bằng giữa các phương thức, tiêu chí xét tuyển.
Xem tin bài khác
1 giờ trước - Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
3 giờ trước - Huân chương Cành cọ hàn lâm ghi nhận nỗ lực không ngừng nghỉ của TS Phan Thị San Hà trong việc xây dựng và phát triển Trung tâm CARE, cũng như bồi đắp mối quan hệ giữa Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) và các đối tác Pháp.
4 giờ trước - Ớn lạnh, nổi gai ốc, không dám xem hết hình ảnh, video... là những cảm giác của những người tham gia buổi tập huấn, khi nghe trung tá Bùi Thái Đức, chuyên viên chính Phòng Tham mưu, Công an TP.HCM điểm lại những vụ bạo hành trẻ em chấn...
4 giờ trước - Nhiều sinh viên có sản phẩm đăng trên báo Tuổi Trẻ, một số sinh viên xuất sắc có tư duy đề tài và hoàn thiện sản phẩm truyền thông như phóng viên.
4 giờ trước - Khóa học do các chuyên gia trong lĩnh vực bán dẫn từ Đại học Quốc gia Singapore (NUS), Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS)... hướng dẫn.