ttth247.com

‘Bộ Y tế đề xuất xử phạt người độc thân không sinh con’ là thông tin bịa đặt

Trong thông cáo báo chí phát đi chiều nay 27.8, Bộ Y tế cho biết, thời gian gần đây, trên mạng xã hội đăng tải một số nội dung thông tin về việc Bộ trưởng Bộ Y tế đưa ra ý kiến, đề nghị thí điểm "xử phạt người độc thân", Bộ Y tế khẳng định: "Xử phạt người độc thân là thông tin sai sự thật, cố tình xuyên tạc gây hiểu lầm, bức xúc trong xã hội".

‘Bộ Y tế đề xuất xử phạt người độc thân không sinh con’ là thông tin bịa đặt- Ảnh 1.

Bộ Y tế đề xuất quy định các cặp vợ chồng, cá nhân có quyền quyết định số con, và có nghĩa vụ thực hiện chính sách, pháp luật về dân số phù hợp với từng thời kỳ

ẢNH: THÚY ANH

Trước đó, ngày 13.8, Bộ trưởng Bộ Y tế đã có Công văn số 4737/BYT-VPB1 về việc trả lời kiến nghị của cử tri TP.HCM, trong đó có nội dung cử tri đề nghị "có biện pháp cụ thể để nâng tỷ lệ sinh ở các vùng đô thị…".

Nội dung văn bản cho biết, nhằm duy trì vững chắc mức sinh thay thế, đảm bảo tốc độ gia tăng dân số và duy trì cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động hợp lý góp phần vào sự phát triển dân số bền vững, ngày 28.4.2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 588/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030. Trong đó, tại những địa phương đã đạt mức sinh thay thế và có mức sinh thấp, cần tập trung ưu tiên thực hiện ngay các nhiệm vụ, giải pháp nhằm vận động, hỗ trợ, khuyến khích người dân sinh đủ 2 con…

Xu hướng giảm sinh

Mới đây, cử tri TP.HCM đã có kiến nghị Bộ Y tế cần có các biện pháp cụ thể nâng tỷ lệ sinh ở các vùng đô thị, không để tình trạng già hóa dân số, dẫn đến thiếu hụt lao động trong tương lai.

Trước kiến nghị trên, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, Việt Nam chính thức đạt mức sinh thay thế từ 2006 (2,09 con/phụ nữ). Tuy nhiên mức sinh thay thế chưa thực sự bền vững, xuất hiện xu thế mức sinh giảm. Thực tế, tổng tỷ suất sinh trên toàn quốc đang có xu hướng giảm (1,96 con/phụ nữ vào năm 2023) mức giảm thấp nhất từ năm 2006 trở lại đây và được dự báo là sẽ tiếp tục giảm trong các năm tiếp theo.

Xu hướng mức sinh thấp và xuống rất thấp tập trung ở một số đô thị, nơi có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, đô thị hóa cao. Mức sinh ở thành thị đã xuống thấp hơn mức sinh thay thế trong 20 năm qua và luôn thấp hơn mức sinh ở nông thôn; 2/6 vùng kinh tế - xã hội (Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long) có mức sinh thấp dưới mức sinh thay thế.

Trong đó, Đông Nam bộ là vùng có thu nhập bình quân/người cao nhất cả nước nhưng lại có mức sinh thấp nhất cả nước, bình quân mỗi phụ nữ sinh 1,47 con/phụ nữ.

Mức sinh thấp kéo dài sẽ để lại nhiều hệ lụy như già hóa dân số nhanh, thiếu hụt lao động, ảnh hưởng đến an sinh xã hội. Xu hướng mức sinh giảm, ngoài tác động về quy mô dân số còn dẫn đến trẻ em dưới 15 tuổi giảm, người già tăng lên. Việt Nam đang ở trong quá trình già hóa dân số, là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới. Khi mức sinh giảm càng làm thúc đẩy nhanh chóng quá trình già hóa dân số ở nước ta.

Tại dự thảo luật Dân số, dự kiến trình Quốc hội thông qua vào tháng 10.2025, Bộ Y tế cũng đã nghiên cứu đưa một số nội dung hỗ trợ, khuyến khích các tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác dân số.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Chuyên gia kiến nghị thời gian làm việc của người lao động phải đủ ngắn để họ có thời gian tìm bạn đời, chăm sóc con cái, gia đình.
1 tháng trước - Chuyên gia kiến nghị thời gian làm việc của người lao động phải đủ ngắn, 8 giờ mỗi ngày hay 40 giờ một tuần, để họ có thời gian tìm bạn đời, chăm sóc con cái, gia đình.
3 tuần trước - Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nhấn mạnh: Tinh thần của Bộ Y tế là làm rõ, công khai và xử lý nghiêm “không có vùng cấm” nếu phát hiện tiêu cực.
3 tuần trước - Trước một số vụ việc gần đây gây dư luận không tốt, ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của ngành y, Bộ Y tế yêu cầu rà soát, chấn chỉnh hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và người hành nghề tại các cơ sở khám, chữa bệnh; đồng thời thực hiện...
3 tuần trước - Bệnh viện K nhận thấy có nguy cơ nảy sinh tiêu cực nên chấn chỉnh thái độ phục vụ, đặc biệt là công tác phòng, chống tiêu cực; tiến hành kỷ luật một số cán bộ có hành vi và thái độ không đúng mực với người bệnh.
Xem tin bài khác
4 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
4 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
4 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.
4 giờ trước - Nếu cơ thể bị sốt thì cơn sốt thường sẽ hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Phần lớn là những cơn sốt nhẹ. Nếu cơn sốt này kéo dài vài ngày không khỏi thì rất có thể nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc bệnh tiềm ẩn nào đó.
4 giờ trước - Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn. Trên thực tế, nhu cầu giấc ngủ của người lớn tuổi không thay đổi so với khi còn trẻ.