ttth247.com

Bộ Y tế trả lời việc không được hưởng BHYT khi khám ở phòng khám đa khoa ngoại tỉnh

Hiện nay có tình trạng người dân đăng ký khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ở bệnh viện tuyến huyện tại tỉnh này thì không khám được ở phòng khám đa khoa (tuyến huyện) tại tỉnh khác.

Cử tri tỉnh Tây Ninh đã nêu kiến nghị tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV rằng Bộ Y tế tham mưu sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế(BHYT) theo hướng thông tuyến cho người dân tham gia BHYT được khám chữa bệnh ở cơ sở khám chữa bệnh cùng tuyến trong toàn quốc (cơ sở khám chữa bệnh từ tuyến huyện trở xuống).

Trả lời cử tri về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho hay, từ ngày 1-1-2021, theo quy định tại khoản 6, điều 22 Luật BHYT, người tham gia BHYT khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến tại các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến tỉnh cũng được quỹ BHYT chi trả chi phí điều trị nội trú theo phạm vi, mức hưởng.

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng cho hay hiện tại, Bộ Y tế đã tổng hợp và xây dựng hướng dẫn nội dung kiến nghị nêu trên trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT; dự kiến trình Quốc hội xem xét, thông qua trong thời gian tới.

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online, trong dự thảo Luật BHYT đang lấy ý kiến, Bộ Y tế đề xuất tăng tỉ lệ thanh toán đối với trung tâm y tế huyện không có giường bệnh nội trú, phòng khám đa khoa, phòng khám đa khoa khu vực có giường bệnh, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ điều trị ngoại trú được xếp vào cấp ban đầu.

Cụ thể, Bộ Y tế đề xuất điều chỉnh tăng tỉ lệ thanh toán chi phí khám chữa bệnh từ 0% lên 100% đối với người đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ngoại tỉnh. Trước đây chỉ khám ở bệnh viện huyện toàn quốc và đăng ký ban đầu nội tỉnh mới được hưởng 100%. Do bất cập của luật hiện hành chỉ áp dụng thông tuyến toàn quốc cho bệnh viện huyện mà chưa áp dụng đối với các cơ sở nêu trên.

Bộ Y tế đánh giá, quy định này giúp đơn giản hóa thủ tục hành chính và bảo đảm bình đẳng giữa các loại hình cơ sở tương đương, giúp cho người dân đi khám bệnh, chữa bệnh tại y tế cơ sở thuận tiện hơn.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Bộ Y tế đề xuất quy định tỉ lệ hưởng bảo hiểm y tế 100% trong phạm vi mức hưởng đối với một số trường hợp đặc thù, người bệnh được chẩn đoán xác định mắc bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo…
2 tuần trước - Bộ Y tế đang đề xuất người mắc các bệnh hiểm nghèo, bệnh cần thực hiện chuyên môn cao được đến thẳng cơ sở y tế tuyến trên mà không cần theo trình tự khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.
2 tuần trước - Bộ Y tế đề xuất người mắc bệnh hiểm nghèo, hiếm, nặng sẽ được chuyển thẳng cơ sở y tế tuyến trên mà không cần theo trình tự khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.
1 tháng trước - Cử tri Phú Yên kiến nghị giới chức sớm ban hành chính sách hỗ trợ 100% người mắc bệnh hiểm nghèo như ung thư, chạy thận, song Bộ Y tế cho rằng việc này sẽ ảnh hưởng cân đối Quỹ BHYT và người bệnh khác.
1 tháng trước - Cử tri Bến Tre kiến nghị bỏ giấy chuyển viện đối với bệnh nhân ở xã đến bệnh viện tỉnh khám chữa, song Bộ Y tế cho rằng "cần xem xét kỹ lưỡng tránh quá tải".
Xem tin bài khác
3 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
4 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
4 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.
4 giờ trước - Nếu cơ thể bị sốt thì cơn sốt thường sẽ hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Phần lớn là những cơn sốt nhẹ. Nếu cơn sốt này kéo dài vài ngày không khỏi thì rất có thể nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc bệnh tiềm ẩn nào đó.
4 giờ trước - Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn. Trên thực tế, nhu cầu giấc ngủ của người lớn tuổi không thay đổi so với khi còn trẻ.