ttth247.com

Bộ Y tế yêu cầu sơ tán người bệnh để tránh bão Yagi

Bệnh viện trong khu vực dự báo bị ảnh hưởng của bão sơ tán người bệnh, chuyển bệnh nhân nặng, phương tiện máy thở và máy hồi sức cấp cứu lên tầng cao để tránh ngập lụt.

Yêu cầu được Bộ Y tế đưa ra trong công văn gửi các Sở Y tế và các bệnh viện miền Bắc và miền Trung, hôm nay. Yagi được dự báo là siêu bão, nhiều khả năng gây ra thương vong hàng loạt do các nguyên nhân chấn thương trực tiếp hoặc gián tiếp sau sập đổ, vùi lấp...

Ngoài yêu cầu sơ tán người bệnh và máy móc, các cơ sở y tế chuẩn bị máy phát điện dự phòng và cơ số nhiên liệu đủ để duy trì nguồn điện dự phòng trong thời gian bị cắt điện trong và sau bão.

Bệnh viện chuẩn bị các phương án, cơ số thuốc, trang thiết bị, phương tiện cấp cứu và nhân lực để sẵn sàng thiết lập trạm cấp cứu dã chiến tại các khu vực có địa hình cao tránh ngập lụt. Huy động toàn bộ nhân lực tham gia thường trực hỗ trợ cấp cứu thương vong hàng loạt tại bệnh viện và ngoại viện.

Còn các bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố cần chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực, cơ số xe cấp cứu, trang thiết bị, thuốc, vật tư tiêu hao cho tối thiểu 2 đội cấp cứu lưu động, trực 24/24 sẵn sàng ứng cứu cho các tỉnh chịu ảnh hưởng của bão khi được lệnh điều động.

Sở Y tế công bố số điện thoại đường dây nóng chỉ huy cho các đơn vị và bảo đảm liên lạc thông suốt 24/24h để kịp thời điều hành các đơn vị trực thuộc sẵn sàng tham gia ứng cứu.

Cùng ngày, Cục Quản lý Môi trường y tế cũng yêu cầu các địa phương xây dựng kế hoạch vệ sinh môi trường, đảm bảo nước sạch và quản lý chất thải y tế mùa bão lũ.

Ngư dân Cô Tô đang lai dắt, chằng chống tàu, bè. Ảnh: Thu Báu

Ngư dân Cô Tô đang lai dắt, chằng chống tàu, bè. Ảnh: Thu Báu

Yagilà cơn bão số 3 đổ bộ vào Việt Nam năm nay. Trưa qua, gió bão Yagi mạnh nhất lên 201 km/h, đạt cấp 16 siêu bão. Đây là một trong những cơn bão mạnh nhất trên Biển Đông 10 năm qua. Tới sáng nay, Yagi duy trì cấp siêu bão, dự kiến vào vịnh Bắc Bộ buổi tối. Các cơ quan khí tượng dự đoán vị trí đầu tiên tâm bão đi vào là khu vực giữa Quảng Ninh và Hải Phòng, cường độ cấp 10-12, tức tối đa 133 km/h, giật cấp 14.

Bão sau đó có thể đi sâu vào Đông Bắc Bộ, gây gió mạnh cấp 6-8 (tối đa 74 km/h), giật cấp 9-11. Thời điểm gió mạnh nhất là từ sáng đến chiều tối 7/9. Tất cả tỉnh, thành ven biển từ Quảng Ninh đến Nghệ An đã ra lệnh cấm biển; khoảng 240 chuyến bay nội địa và 70 chuyến bay quốc tế bị hủy trong ngày 7/9. Các địa phương đang gấp rút triển khai các biện pháp phòng, chống bão để giảm tối đa thiệt hại về người và tài sản. Hà Nội và 9 tỉnh, thành khác cho học sinh nghỉ học ngày 7/9 để tránh bão Yagi, một số nơi nghỉ từ hôm nay.

Lê Nga

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tuần trước - Hà Nội- Do ảnh hưởng bão, một số bệnh viện thông báo dừng khám tại khoa theo yêu cầu, riêng trường hợp cấp cứu và điều trị nội trú vẫn hoạt động.
1 tuần trước - Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đề nghị các tỉnh, thành căn cứ đặc điểm của địa phương để có giải pháp xử lý các tình huống cụ thể, hiệu quả nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh; đặc biệt cấp cứu trong mưa bão số 3, đảm bảo vệ...
2 tuần trước - Bộ Y tế hôm nay - 5/9 đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ; Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế khu vực miền Bắc, miền Trung về việc chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 3 và mưa lũ.
3 tuần trước - Trước một số vụ việc gần đây gây dư luận không tốt, ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của ngành y, Bộ Y tế yêu cầu rà soát, chấn chỉnh hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và người hành nghề tại các cơ sở khám, chữa bệnh; đồng thời thực hiện...
1 tuần trước - Khi những trận mưa dông của cơn bão số 3 bắt đầu “tấn công” Hà Nội, hàng ngàn bệnh nhân vẫn đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Bạch Mai. Bên cạnh việc duy trì điều trị, bệnh viện đã phục vụ hơn 4.000 suất ăn đến từng phòng bệnh.
Xem tin bài khác
3 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
4 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
4 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.
4 giờ trước - Nếu cơ thể bị sốt thì cơn sốt thường sẽ hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Phần lớn là những cơn sốt nhẹ. Nếu cơn sốt này kéo dài vài ngày không khỏi thì rất có thể nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc bệnh tiềm ẩn nào đó.
4 giờ trước - Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn. Trên thực tế, nhu cầu giấc ngủ của người lớn tuổi không thay đổi so với khi còn trẻ.