ttth247.com

Boeing hứng chịu làn sóng đình công lớn nhất trong 16 năm

Theo The Guardian, công nhân Boeing tại khu vực Seattle (bang Washington, Mỹ) và Portland (bang Oregon, Mỹ) công bố kết quả bỏ phiếu, trong đó 94,6% phản đối thỏa thuận sơ bộ và 96% ủng hộ đình công. Chủ tịch công đoàn IAM Jon Holden cho biết: "Đây là vấn đề tôn trọng, vấn đề giải quyết quá khứ và vấn đề đấu tranh cho tương lai của chúng ta".

Boeing hứng chịu làn sóng đình công lớn nhất trong 16 năm- Ảnh 1.

Các công nhân nhà máy Boeing xếp hàng chờ bỏ phiếu tại Washington (Mỹ) vào ngày 12.9.2024

ẢNH: REUTERS

Trước đó, Boeing và Hiệp hội Thợ máy quốc tế (IAM) - đại diện cho hơn 30.000 nhân viên của Boeing ngày 8.9 đạt thỏa thuận sơ bộ về việc tăng lương 25%và cam kết sản xuất máy bay phản lực thương mại tiếp theo của Boeing tại khu vực Seattle trong suốt thời hạn 4 năm của hợp đồng để ngăn chặn các cuộc đình công.

Cuộc đình công đầu tiên của công nhân kể từ năm 2008 sẽ bắt đầu vào nửa đêm 13.9. Ông Holden không nêu cụ thể cuộc đình công kéo dài bao lâu, song cho biết công đoàn sẽ quay lại bàn đàm phán nhanh nhất có thể, song

Phản ứng với thông tin trên, Boeing tuyên bố: "Chúng tôi vẫn cam kết khôi phục mối quan hệ với nhân viên và công đoàn, và chúng tôi sẵn sàng quay lại bàn đàm phán để đạt được một thỏa thuận mới". Trước cuộc bỏ phiếu của công đoàn, Boeing cũng kêu gọi công nhân chấp nhận thỏa thuận sơ bộ và tránh đình công.

Cuộc đình công nêu trên sẽ gây áp lực buộc nhà sản xuất máy bay phải đưa ra các điều khoản ưu đãi hơn và là đòn giáng mới vào Boeing khi hãng này đang cố gắng nâng cao chất lượng sau những bê bối trong quy trình sản xuất.

Giám đốc điều hành (CEO) mới của Boeing Kelly Ortberg chia sẻ trước cuộc bỏ phiếu của công đoàn rằng một cuộc đình công sẽ khiến quá trình phục hồi chung của hãng bị đe dọa, làm xói mòn thêm lòng tin của khách hàng và suy giảm triển vọng của tập đoàn trong tương lai.

Theo Reuters, một cuộc đình công kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến tình hình tài chính của Boeing, mà còn ảnh hưởng đến các hãng hàng không phụ thuộc vào dòng máy bay phản lực của Boeing cũng như các nhà cung cấp sản xuất phụ tùng và linh kiện cho các máy bay của tập đoàn.

Cuộc đình công gần đây nhất của công nhân Boeing vào năm 2008 đã khiến nhà máy phải đóng cửa trong 52 ngày và gây thiệt hại doanh thu ước tính 100 triệu USD/ngày.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Elon Musk phỏng vấn Donald Trump trên X, nhiều lần tán dương nhau về các vấn đề chính sách và công kích ứng viên đảng Dân chủ Harris.
1 tuần trước - Tập đoàn sản xuất máy bay Boeing ngày 8.9 đồng ý về hợp đồng sơ bộ mới với những người đứng đầu công đoàn về việc tăng lương, một động thái giúp ngăn chặn một cuộc đình công ở Seattle, Mỹ.
1 tháng trước - Máy bay Boeing 787 của Hãng hàng không Singapore Airlines bốc khói từ động cơ sau khi hạ cánh tại Sân bay Narita ở Nhật Bản.
1 tháng trước - Boeing phải đối mặt với một trở ngại mới về sự cố điện, ảnh hưởng đến máy bay 737 MAX, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng của hãng này.
1 tháng trước - Mẫu máy bay Boeing 777X lại gặp trở ngại dù ban đầu được dự kiến sẽ hoạt động vào năm 2020.
Xem tin bài khác
24 phút trước - Mỹ chưa tính rút ngay hệ thống tên lửa tầm trung triển khai tại Philippines và đang thử nghiệm khả năng sử dụng hệ thống này nếu có xung đột ở khu vực.
1 giờ trước - Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolas Hernandez Guillen khẳng định ban lãnh đạo cấp cao và nhân dân Cuba rất mong chờ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp nhà nước đến Cuba.
1 giờ trước - Thủ tướng Lebanon kêu gọi Liên Hiệp Quốc cứng rắn với 'chiến tranh công nghệ' của Israel sau vụ nổ máy nhắn tin và bộ đàm làm chết 37 người.
2 giờ trước - Chính quyền Li Băng hôm nay 19.9 đã cấm mang máy bộ đàm và máy nhắn tin lên các chuyến bay từ sân bay ở thủ đô Beirut, theo Hãng tin Quốc gia Li Băng.
2 giờ trước - Chuyến công tác từ ngày 21-9 tới là hoạt động đối ngoại đa phương và làm việc tại Mỹ đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trên cương vị mới.