ttth247.com

Bước đi mạo hiểm của Malaysia khi cắt giảm trợ cấp xăng

Với số lượng xe cộ vượt quá dân số, chính sách cắt giảm trợ giá xăng RON95 của Malaysia được xem là một quyết định táo bạo và nhiều khả năng gây ra làn sóng phản đối từ công chúng.

Theo trang Bloomberg, ngày 21-10, cam kết cắt giảm trợ cấp xăng dầu "một lần trong đời" được dự kiến thực hiện vào giữa năm 2025 của Chính phủ Malaysia sẽ phải đối mặt với làn sóng phản đối mạnh mẽ từ phía công chúng.

Chính sách này được xem là một cam kết nhạy cảm về mặt chính trị và vốn đã bị trì hoãn trong thời gian dài, tuy nhiên nó được cho là chìa khóa thuyết phục các nhà đầu tư rằng Malaysia nghiêm túc thực hiện các cải cách tài chính của quốc gia.

Theo đó, chính phủ đang cân nhắc áp dụng hệ thống giá hai tầng cho loại xăng được sử dụng nhiều nhất - RON95.

Bộ trưởng Kinh tế Rafizi Ramli cho biết hôm 19-10, 15% người giàu nhất quốc gia sẽ phải mua xăng RON95 với giá thị trường không qua ưu đãi từ phía chính phủ, trong khi phần còn lại sẽ tiếp tục được hưởng mức giá ưu đãi như hiện tại.

Nếu áp dụng chính sách này, Malaysia có thể tiết kiệm 1,9 tỉ USD/năm. Tuy nhiên, nhiều khả năng quốc gia này cũng sẽ phải đối mặt với những đợt tăng giá thứ cấp, tức là khi giá xăng tăng, chi phí vận chuyển và sản xuất hàng hóa cũng tăng theo và dẫn đến lạm phát.

“Chúng tôi đã sẵn sàng đối mặt với những khó khăn ở phía trước”, ông Rafizi chia sẻ trong buổi phỏng vấn ngày 21-10.

Với ông, quyết định này “mang tính thế hệ và ảnh hưởng đến cuộc sống của toàn bộ người dân”, do đó chính phủ đã dành nhiều thời gian để giải thích và chuẩn bị cho người dân về lý do cải cách trợ giá.

Trong nhiều năm qua, chính quyền Malaysia đã lên kế hoạch và hiện thực hóa chính sách này. Với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim, quyết định này cực kỳ quan trọng khi ông đang tìm cách nâng cao uy tín trong mắt các nhà đầu tư, đồng thời tránh đi vào vết xe đổ của ba người tiền nhiệm trước đó khi không có ai tại vị quá hai năm.

Ông Anwar sẽ cần phải cân bằng lợi ích của tất cả các đảng chính trị trong liên minh cầm quyền.

Với số lượng xe cộ vượt quá dân số, chính sách hai tầng giá với xăng RON95 được đánh giá sẽ mang đến áp lực rất lớn cho chính phủ khi người dân Malaysia phần lớn phụ thuộc vào phương tiện cá nhân.

“Việc thực thi chính sách này một cách lâu dài và bền vững là hy vọng của tôi, đồng thời cũng sẽ là trách nhiệm của chính phủ”, ông Rafizi khẳng định.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
2 tuần trước - Nếu căng thẳng Israel - Iran leo thang hơn nữa sau đòn tập kích của Tehran, Mỹ đối mặt nguy cơ sa vào cuộc xung đột mà họ luôn cố tránh.
1 tháng trước - Quyết định buông lỏng phòng tuyến phía đông để tập trung vào vùng Kursk của Nga có thể là canh bạc mạo hiểm với Ukraine, song Kyiv được cho là không có nhiều lựa chọn.
3 tuần trước - Hezbollah muốn cảnh báo Israel về năng lực tên lửa của nhóm, nhưng muốn tránh nguy cơ leo thang chiến sự khi chỉ phóng một tên lửa đạn đạo nhằm vào Tel Aviv.
1 tháng trước - Trong khi ứng viên Tổng thống Mỹ Kamala Harris được cho là sẽ không thay đổi nhiều về chính sách đối ngoại so với chính quyền đương nhiệm, thì đối thủ Donald Trump sẽ thay đổi điều này như thế nào nếu ông đắc cử trong cuộc đua vào Nhà...
5 ngày trước - Teague Egan muốn xây dựng công ty lithium lớn nhất thế giới, sống đến 150 tuổi và tranh cử tổng thống Mỹ.
Xem tin bài khác
5 phút trước - Hôm 20-10, trang tin Axios cho biết tuần trước Israel đã gửi cho Mỹ một tài liệu nêu các điều kiện về giải pháp ngoại giao nhằm kết thúc xung đột ở Lebanon.
5 phút trước - Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã triệu tập đại sứ Nga tại Seoul để phản đối về thông tin cho rằng Triều Tiên được cho là đã đưa binh sĩ đến Nga tham gia huấn luyện.
5 phút trước - Hãng hàng không quốc gia Úc Qantas có thể sẽ phải bồi thường khoản tiền lên đến hàng triệu USD cho 1.700 nhân viên bị sa thải trái phép trong đại dịch COVID-19.
35 phút trước - Lực lượng Nga đang lập gọng kìm và bắt đầu tiến vào Selidovo, thành phố chốt chặn phía nam đô thị trọng yếu Pokrovsk ở tỉnh Donetsk.
1 giờ trước - Từ ý tưởng của Linh Philip, Team châu Phi thử nghiệm canh tác giống lúa Khang Dân ở Angola, gặt hái thành công bước đầu trên mảnh đất châu Phi.