ttth247.com

Cách vệ sinh răng miệng để hơi thở thơm mát

Đánh răng hai lần mỗi ngày, dùng chỉ nha khoa sau ăn, thay bàn chải định kỳ góp phần cải thiện sức khỏe răng miệng, nhờ đó giảm mùi khó chịu.

Vệ sinh răng miệng kém là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây hôi miệng. Thói quen này có thể khiến các mảnh thức ăn, vi khuẩn phân hủy bị mắc kẹt giữa các kẽ răng, tạo mùi hôi và mảng bám. Các mảng bám trên răng không được làm sạch hàng ngày có thể trở thành cao răng. Cao răng tích tụ nhiều vi khuẩn hơn, hình thành viêm xung quanh nướu, khiến hôi miệng trầm trọng hơn. Một số cách dưới đây có thể giúp giảm mùi hơi thở.

Vệ sinh răng miệng tốt: Hiệp hội Nha khoa Mỹ khuyến nghị đánh răng hai lần mỗi ngày trong ít nhất hai phút. Ưu tiên sử dụng kem đánh răng có fluoride để loại bỏ mảnh vụn thức ăn và mảng bám.

Dùng chỉ nha khoa, tăm nước: Dùng chỉ nha khoa hàng ngày sau mỗi bữa ăn cũng rất quan trọng trong việc ngăn ngừa hôi miệng. Điều này là do các mảnh thức ăn có thể bị mắc kẹt ở những nơi mà bàn chải đánh răng không thể chạm tới. Máy tăm nước cầm tay sử dụng lực của nước để đẩy thức ăn ra ngoài cũng có tác dụng tương tự như chỉ nha khoa.

Súc miệng thường xuyên: Nước súc miệng sát trùng có thể tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng và mảng bám. Đây cũng là tác nhân dẫn đến viêm nướu. Súc miệng sau khi dùng chỉ nha khoa còn giúp mùi hơi thở dễ chịu hơn.

Vệ sinh lưỡi: Lớp phủ thường hình thành trên bề mặt lưỡi là nơi chứa vi khuẩn có mùi. Dụng cụ cạo lưỡi chuyên dụng có thể làm sạch đều trên bề mặt, đồng thời loại bỏ các mảng bám tích tụ.

Chọn nước súc miệng: Một số loại nước súc miệng có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây mùi hơi thở. Số khác có chứa florua để bảo vệ răng và nướu khỏi bị sâu, viêm. Tránh dùng loại có cồn vì cồn làm khô miệng, thúc đẩy hôi miệng nặng hơn.

Sử dụng sản phẩm giảm khô miệng: Nước bọt giúp rửa trôi mảnh vụn thức ăn, làm ẩm miệng để tránh hơi thở nặng mùi. Tình trạng khô miệng thường xuyên tạo điều kiện cho vi khuẩn xấu phát triển. Ngoài uống đủ nước, một số sản phẩm như nước súc miệng, kẹo cao su và thuốc xịt miệng có thể bổ sung chất lỏng, làm ẩm miệng.

Thay bàn chải đánh răng định kỳ: Sau mỗi 2-3 tháng hoặc sau khi bị bệnh, bạn nên thay bàn chải đánh răng. Bàn chải điện có đầu bàn chải xoay tròn hoặc dao động giúp làm sạch, loại bỏ mảng bám. Ưu tiên loại có độ mạnh phù hợp để tránh tổn thương nướu.

Giữ thiết bị nha khoa sạch sẽ: Các dụng cụ đưa vào miệng như răng giả, cầu răng, miếng dán bảo vệ đều phải được làm sạch hàng ngày nhằm ngăn vi khuẩn tích tụ, lây lan sang miệng. Nên tháo răng giả khi ngủ và làm sạch kỹ lưỡng trước khi đưa vào miệng. Vệ sinh niềng răng theo chỉ dẫn của nha sĩ.

Khám răng định kỳ: Mọi người nên khám răng miệng ít nhất hai lần một năm. Các nha sĩ sẽ kiểm tra và làm sạch răng bằng các dụng cụ chuyên biệt. Nha sĩ cũng có thể phát hiện bệnh nha chu, khô miệng hoặc các vấn đề khác có thể gây mùi hơi thở.

Bảo Bảo (Theo Healthline, WebMD)

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh hô hấp tại đây để bác sĩ giải đáp

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tuần trước - Ngoài vệ sinh răng miệng hai lần mỗi ngày, áp dụng các mẹo nhỏ như nhai kẹo, dùng nước súc miệng đúng cách để hơi thở thơm mát hơn.
1 tháng trước - Vệ sinh răng miệng tốt, tránh ăn tỏi và hành, uống đủ nước, không hút thuốc, là những việc thường ngày có thể giảm mùi hôi miệng.
1 tháng trước - Đánh răng kỹ, cạo lưỡi thường xuyên, tránh ăn thực phẩm gây mùi buổi tối và khám nha khoa định kỳ có thể giảm mùi hôi miệng buổi sáng.
1 tháng trước - Do áp lực cuộc sống hoặc gặp những biến cố gây rối loạn lo âu, nhiều người trẻ tìm về với thiên nhiên, đi "tắm rừng" để an dưỡng tinh thần.
2 tuần trước - Ung thư lưỡi có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau nhưng phổ biến ở độ tuổi 50 – 60 tuổi. Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới.
Xem tin bài khác
3 phút trước - Cúm, herpes, nhiễm trùng đường hô hấp và các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng khác có thể làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ sau nhiều năm. Bị bệnh khiến cơ thể khó chịu ngay lúc đó và có thể ảnh hưởng đến não bộ trong thời gian dài.
48 phút trước - Với bệnh ung thư, ngoài việc phát hiện điều trị sớm để kéo dài sự sống cho người bệnh, thì nâng cao chất lượng điều trị, chăm sóc rất quan trọng.
1 giờ trước - TP HCM- Bé gái 9 tuổi mệt và buồn nôn, nhịp tim lên đến 220 lần/phút (bình thường tuổi này khoảng 84) rồi nhanh chóng ngưng tim, ngưng thở.
1 giờ trước - Số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ đàn ông Việt Nam yếu sinh lý (thiếu ‘ bản lĩnh đàn ông’ ) lên tới 15,7% . Trong đó 20-30% xuất tinh sớm, trên 30% mày râu tuổi 30+ bị rối loạn cương dương và tỷ lệ này vọt 50% với nhóm tuổi 40-70.
2 giờ trước - Với gần 17.000 ca mắc mới mỗi năm, ung thư đại trực tràng vượt ung thư dạ dày, trở thành loại phổ biến thứ 4 tại Việt Nam, theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (Globocan).