ttth247.com

Cán bộ, công chức bị sa thải, thôi việc không được nhận trợ cấp thất nghiệp

Trong dự thảo luật Việc làm (sửa đổi) dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 tới, Bộ LĐ-TB-XH đề xuất thêm 2 nhóm không được nhận trợ cấp thất nghiệp.

Cán bộ, công chức bị sa thải, thôi việc không được nhận trợ cấp thất nghiệp- Ảnh 1.

Người lao động mất việc đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội

ẢNH: T.HẰNG

Theo quy định hiện hành, có 2 trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng nhưng không được nhận trợ cấp thất nghiệp là: đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.

Tại dự thảo sửa đổi lần này, Bộ LĐ-TB-XH đề xuất sửa đổi theo hướng người lao động không được nhận trợ cấp thất nghiệp khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật theo quy định bộ luật Lao động; đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc không đúng quy định của luật Viên chức.

Cạnh đó, người lao động bị sa thải theo pháp luật về lao động hoặc bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc theo pháp luật về viên chức, người lao động hưởng lương hưu, người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu nhưng chưa hưởng lương hưu khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc cũng không thuộc diện được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

So với quy định hiện hành, cơ quan soạn thảo đã bổ sung 2 đối tượng không được hưởng trợ cấp thất nghiệp gồm: người lao động bị sa thải theo pháp luật về lao động hoặc bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc theo pháp luật về viên chức; người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu nhưng chưa hưởng lương hưu khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Cần xem xét hậu quả 

Cho ý kiến vào nội dung trên, theo Bộ Tư pháp, các quy định liên quan đến sa thải người lao động được quy định cụ thể ở bộ luật Lao động năm 2019 và các văn bản dưới luật. Đối với viên chức, Nghị định 112/2020 của Chính phủ đã quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.

Vì vậy, Bộ Tư pháp đề nghị đơn vị soạn thảo rà soát quy định nêu trên nhằm tuân thủ các nguyên tắc bảo hiểm thất nghiệp; đảm bảo quyền lợi của người lao động, tránh việc lạm dụng trong quá trình thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động.

Liên quan đến nội dung này, Tổng liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam cũng đề nghị cơ quan soạn thảo cần xem xét các trường hợp trên, nghiên cứu quy định phù hợp liên quan đến vấn đề tiếp tục tham gia BHXH của người lao động bị sa thải, trường hợp đơn vị sử dụng lao động không tiếp nhận lao động thì người lao động vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, bày tỏ: "Người lao động bị sa thải được xác định là chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định pháp luật. Mặc dù lý do bị sa thải cơ bản đến từ người lao động vi phạm kỷ luật lao động nhưng cần xem xét hậu quả của việc người lao động bị sa thải không được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Người lao động bị sa thải thường khó tiếp cận với việc làm mới do đơn vị sử dụng lao động sẽ căn cứ vào lý do sa thải để từ chối tiếp nhận lao động".

Theo lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam, thực tế không ít doanh nghiệp sa thải người lao động mà không có lý do chính đáng. Có thể kể đến "mánh khóe" đẩy chỉ số đánh giá hiệu quả công việc (KPI) lên mức không thể thực hiện được, ban hành nội quy trừ lương, thưởng và các khoản thu nhập khác khi không bảo đảm KPI, vi phạm các lỗi nhỏ trong quá trình làm việc... để trừ phần lớn lương, thưởng của người lao động, khiến người lao động rơi vào hoàn cảnh khó khăn, thu nhập thấp, không đủ chi trả cho cuộc sống hàng ngày. Qua đó ép họ đơn phương chấm dứt hợp đồng do doanh nghiệp muốn tránh rủi ro pháp lý (từ việc doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động).

Thậm chí, một số doanh nghiệp còn thực hiện các hành vi "giấu tay" như trao đổi giữa các doanh nghiệp với nhau về thông tin của người lao động khiến họ gặp khó khăn trong tìm công việc mới.

Ông Hiểu cho hay: "Theo pháp luật hiện hành, các hành vi kể trên của doanh nghiệp đều không vi phạm quy định pháp luật. Trong khi đó, dự thảo luật lại không cho phép người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp trong khoảng thời gian khó khăn để tìm kiếm công việc mới là không bảo đảm mục đích của chính sách bảo hiểm thất nghiệp, là hỗ trợ cho người lao động thực sự khó khăn về việc làm".

Phản hồi các ý kiến trên, Bộ LĐ-TB-XH cho biết, quá trình tổng kết luật Việc làm cho thấy một trong những hạn chế của pháp luật hiện hành là không loại trừ các trường hợp bị sa thải, xử lý kỷ luật vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp là chưa đúng với bản chất của bảo hiểm thất nghiệp, đó là hỗ trợ những người không may mất việc làm.

Thêm vào đó, dự thảo luật sửa như trên nhằm phân biệt lý do chấm dứt hợp đồng lao động, loại trừ được các trường hợp người lao động bị sa thải do vi phạm pháp luật hoặc điều lệ công ty như phá hoại, tự ý bỏ việc... để thực sự hỗ trợ cho người lao động gặp rủi ro về việc làm.

Vì vậy, Bộ LĐ-TB-XH đề nghị giữ nguyên đề xuất, nhằm loại trừ các trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hoặc hợp đồng làm việc trái pháp luật, tránh trục lợi chính sách.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Góp ý vào dự thảo luật Việc làm (sửa đổi), nhiều địa phương đề nghị Bộ LĐ-TB-XH cần quy định rõ trường hợp 'người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu nhưng chưa hưởng lương hưu'.
1 tháng trước - Một trong những điểm được nhiều người quan tâm ở dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) là quy định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên bạn đọc còn băn khoăn về nội dung này.
1 tháng trước - Ngay sau khi đến Quảng Châu, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và phu nhân đã dâng hương, dâng hoa tại mộ liệt sĩ Phạm Hồng Thái và thăm Di tích trụ sở Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
1 tháng trước - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Liệt sỹ Phạm Hồng Thái và thăm Khu Di tích Trụ sở Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
1 tuần trước - Ngày 10.9, PV Báo Thanh Niên đã có mặt ở nhiều địa phương; băng đèo, vượt núi vào các điểm lũ thiệt hại nặng nhất để đưa tin, cứu trợ người dân.
Xem tin bài khác
30 phút trước - Hàng chục hộ dân ở huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình) bị ngập sâu do mực nước thượng nguồn sông Gianh dâng cao, phải sơ tán đến nơi an toàn.
30 phút trước - Ngày 20.9, Sở Y tế TP.HCM cho biết, đã triển khai quy trình tra cứu, hỗ trợ thuốc cấp cứu giữa các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn TP.HCM trên ứng dụng. Có 14 bệnh viện tham gia tra cứu và chia sẻ thuốc cấp cứu.
42 phút trước - Mưa lớn đã làm mực nước trên các sông Ngàn Sâu và Ngàn Phố gần lên mức báo động 2, sông La ở mức báo động 1.
42 phút trước - Sáng 20-9, lực lượng chức năng triển khai trục vớt nhịp cầu, xe và tổ chức tìm kiếm nạn nhân mất tích trong vụ sập cầu Phong Châu, Phú Thọ.
42 phút trước - Sáng 20-9, thông tin từ UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết thường trực Tỉnh ủy vừa yêu cầu cơ quan chức năng dừng một số nội dung của Lễ hội Lam Kinh năm 2024.