ttth247.com

Cần phương thức tăng trưởng mới để Việt Nam đạt mục tiêu thu nhập cao vào năm 2045

Sau gần 40 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam trải qua thời kỳ liên tục tăng trưởng. Từ một nước kém phát triển, Việt Nam hiện đã vượt qua mức thu nhập trung bình thấp, cũng như đặt mục tiêu phấn đấu trở thành nước thu nhập trung bình cao năm 2030 và sẽ trở thành nước có thu nhập cao năm 2045.

Để chuyển từ vị thế quốc gia thu nhập trung bình thấp sang thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam cần phương thức tăng trưởng mới nhằm tạo ra một quỹ đạo phát triển cao hơn và vượt qua “bẫy thu nhập trung bình”.

Kinh tế số được xác định là một động lực mới cho tăng trưởng, có khả năng tạo động lực mở đường cho một quỹ đạo tăng trưởng mới, nhanh và bền vững. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đưa phát triển kinh tế số vào một trong những nhiệm vụ trọng tâm và định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 – 2030.

Cần phương thức tăng trưởng mới để Việt Nam đạt mục tiêu thu nhập cao vào năm 2045- Ảnh 1.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)

“Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” của Chính phủ đã khẳng định quan điểm nhiệm vụ phát triển kinh tế số được đặt ở mức ưu tiên cao trong các chiến lược phát triển quốc gia. Đi kèm với đó là mục tiêu phát triển kinh tế số Việt Nam chiếm 20% GDP vào năm 2025 và 30% GDP vào năm 2030.

Tuy nhiên, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kinh tế số hiện mới chiếm gần 13% GDP. Để đạt được mục tiêu đề ra, các chuyên gia tính toán rằng, Việt Nam cần kịch bản tăng trưởng đột phá và duy trì mức tăng trưởng kinh tế số bình quân hàng năm khoảng 20%. Đây là thách thức với phát triển kinh tế số Việt Nam.

Hình thành cơ chế thúc đẩy, liên kết kinh tế số ở những vùng trọng điểm

GS Trần Thọ Đạt, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Trường Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, Chính phủ và các địa phương đã cho thấy quyết tâm cao, trách nhiệm lớn trong phát triển kinh tế số. Điều này thể hiện qua Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và chuyển đổi số quốc gia của Chính phủ và hầu hết các địa phương đều đã có Nghị quyết, Đề án chuyển đổi số, phát triển kinh tế số.

Tuy nhiên, GS Trần Thọ Đạt chỉ ra thực tế là hầu hết các Đề án đều chưa rõ về định lượng cơ cấu phát triển kinh tế số (kinh tế số lõi, kinh tế internet và kinh tế ngành), tác động cùa kinh tế số trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung của tỉnh, các kịch bản phát triển kinh tế số khác nhau,…

“Chính phủ cần sớm có cơ chế thúc đẩy phát triển kinh tế số tại các vùng kinh tế trọng điểm để liên kết các đề án chuyển đổi số và phát triển kinh tế số của các địa phương thuộc vùng trọng điểm, phát huy lợi thế vùng không chỉ là nơi có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, mà còn có các điều kiện và tiềm năng thuận lợi để phát triển kinh tế số” - GS Trần Thọ Đạt nêu khuyến nghị.

Cần phương thức tăng trưởng mới để Việt Nam đạt mục tiêu thu nhập cao vào năm 2045- Ảnh 2.

GS Trần Thọ Đạt, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Trường Đại học Kinh tế quốc dân

Để nâng cao năng suất của quá trình chuyển đổi và phát triển kinh tế số, GS Trần Thọ Đạt cho rằng, cần phải có chiến lược đầu tư công hiệu quả, tập trung vào cơ sở hạ tầng CNTT&TT tốc độ cao rộng khắp, an ninh mạng để đảm bảo an ninh và kỹ năng số mở rộng. Bên cạnh đó, chúng ta cần thực thi những cải cách và quy định pháp lý nhằm hiện đại hóa dịch vụ nhà nước và phân bổ nguồn lực hiệu quả, tăng cường mạng lưới đổi mới sáng tạo.

Trong bối cảnh kinh tế số mang đến cả những thách thức và cơ hội, GS Trần Thọ Đạt cho rằng: “Chính phủ và khu vực kinh tế nhà nước cần có có một vai trò mới liên quan đến hiệu quả, đảm bảo sự công bằng và bình đẳng cũng như giám sát sức mạnh thị trường của các nền tảng lớn và khuyến khích đổi mới nhiều hơn, xây dựng một khuôn khổ thể chế và pháp lý hiệu quả cho việc phân phối tài sản dữ liệu, thiết kế một hệ thống thuế và thúc đẩy hiệu quả kinh tế kỹ thuật số trong việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế sâu, rộng”.

Phát huy vai trò của kinh tế nhà nước trong phát triển kinh tế số

“Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế của chính phủ, đặc biệt khi thực hiện các chiến lược cập nhật công nghệ và nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể thích nghi và phát triển trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh” – GS Trần Thọ Đạt nêu quan điểm.

GS Trần Thọ Đạt nhấn mạnh trách nhiệm và vai trò tiên phong của các doanh nghiệp nhà nước trong chuyển đổi số, phát triển các nền tảng số quốc gia, nền tảng số ngành, chuyển đổi thành các doanh nghiệp công nghệ số, hình thành hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ số xung quanh mảng kinh doanh lõi.

Các doanh nghiệp nhà nước cũng cần thay đổi và cải tiến quy trình và hiệu quả sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh nhằm đáp ứng yêu cầu làm sản phẩm theo hướng "Make in Vietnam" (sáng tạo tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam và sản xuất tại Việt Nam).

Cần phương thức tăng trưởng mới để Việt Nam đạt mục tiêu thu nhập cao vào năm 2045- Ảnh 3.

Kinh tế số Việt Nam cần duy trì mức tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 20% để đạt mục tiêu đề ra

"Make in Vietnam" là điểm nhấn quan trọng trong “Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” của Chính phủ. Điều này có thể giúp Việt Nam trở thành một trung tâm sản xuất và cung cấp các sản phẩm công nghiệp chất lượng cao trên thị trường quốc tế.

Để sản xuất các sản phẩm “Make in Vietnam” thành công, các doanh nghiệp nhà nước không những cần tập trung cản thiện khâu nghiên cứu, đầu tư, phát triển công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, mà còn cần cải cách thể chế, tăng cường năng lực quản lý và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để thích ứng với thị trường và tiêu chuẩn quốc tế.

GS Trần Thọ Đạt đưa ra gợi ý: “Một số lĩnh vực mà doanh nghiệp nhà nước nên sản xuất các sản phẩm “Make in Vietnam” bao gồm: Công nghệ thông tin và truyền thông: sản xuất các thiết bị phần cứng, phần mềm, ứng dụng, dịch vụ, giải pháp và hệ thống thông tin, Sản xuất và chế biến nông sản, thủy sản: sản xuất các sản phẩm nông sản, thủy sản, thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống, gia vị, thực phẩm chức năng, dinh dưỡng; Công nghiệp hỗ trợ: sản xuất các thiết bị, máy móc, linh kiện, phụ tùng và dịch vụ hỗ trợ cho các ngành công nghiệp chính như ô tô, điện tử, điện lạnh, tàu thủy, hàng không vũ trụ và năng lượng tái tạo”.

Bài viết sử dụng tư liệu trong:

Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Những thành tựu lý luận và kết quả vận dụng về lĩnh vực kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam sau gần 40 năm đổi mới”

Source: cafef.vn

Các bài tương tự
3 tuần trước - Việt Nam đang từng bước xây dựng hạ tầng số hiện đại để hỗ trợ mạng 5G, với dấu ấn quan trọng là việc đấu giá các băng tần 5G.
5 ngày trước - Tiêu chí thu hút đầu tư vào khu công nghiệp xanh, lọc ngành hay giảm phát thải đang được đặt ra khi một số địa phương kỳ thị với các ngành công nghiệp phát thải lớn.
1 tháng trước - Trong khuôn khổ tham dự Diễn đàn Kinh tế TPHCM lần thứ 5 với chủ đề "Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TPHCM", chiều 25/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đối thoại chính sách với các chuyên gia, lãnh đạo...
1 tháng trước - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực...
1 tháng trước - “Tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam là cơ hội lớn để hiện đại hóa hạ tầng logistics, thúc đẩy kinh tế và nâng cao khả năng cạnh tranh toàn cầu. Học hỏi kinh nghiệm quốc tế, tận dụng công nghệ và tích hợp tính bền vững sẽ đảm bảo thành công...
Xem tin bài khác
3 phút trước - Kurakhovo có thể sớm phải đối mặt với cùng một kịch bản như Avdiivka và Ugledar, tức là bị lực lượng Nga bao vây. Tình hình đang nguy cấp với quân đội Ukraine.
3 phút trước - Hiện nay, những người trong độ tuổi từ 18 - 27 chiếm hơn 13% tổng dân số Mỹ, họ được coi là nhân tố quan trọng góp phần xác định người tiếp theo sẽ vào Nhà Trắng.
3 phút trước - OMODA C5, mẫu SUV B+, là sản phẩm đầu tiên của OMODA & JAECOO Việt Nam, được trang bị công nghệ tiên tiến, thiết kế hiện đại và các tính năng an toàn vượt trội. Được kỳ vọng sẽ trở thành mẫu xe SUV phân khúc B đáng mong đợi nhất năm 2024,...
3 phút trước - Từ ngày 11/10, khi điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân theo quy định, sinh viên, người lao động đi thuê nhà tại các tỉnh, thành phố phía Nam sẽ được áp giá điện như thế nào?
3 phút trước - Bệnh án điện tử đang là mục tiêu hướng tới của nhiều bệnh viện trên cả nước trong đó có Nam Định. Đây cũng là 1 trong 5 lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Nam Định trong kế hoạch Xây dựng và triển khai đề án phát triển Y tế...