ttth247.com

Cảng duy nhất có đường sắt chạy qua ở Hải Phòng sắp phải di dời

W-cang HD_18.jpg

Cảng Hoàng Diệu là bến cảng đầu tiên của cảng Hải Phòng, nằm bên bờ sông Cấm. Được xây dựng năm 1874, cảng Hải Phòng là công trình đầu tiên có quy mô lớn, với hệ thống nhà kho gồm 6 kho và 3 cầu nên được gọi là bến Sáu Kho (là cảng Hoàng Diệu ngày nay).

W-cang HD_4.jpg

Bến cảng Hoàng Diệu có quy mô gồm 11 cầu tàu, với tổng chiều dài 1.717m, tiếp nhận cỡ tàu đến 50.000 DWT giảm tải, diện tích kho bãi đạt khoảng gần 200.000m2 cùng hệ thống trang thiết bị xếp dỡ đồng bộ, bốc xếp đồng thời được 11 tàu, công suất 8-10 triệu tấn/năm.

W-cang HD_9.jpg

Đây là cảng duy nhất hiện nay trên cả nước có đường sắt kết nối trực tiếp, đồng bộ với đường sắt quốc gia (Hải Phòng - Hà Nội - Việt Trì - Lào Cai), chủ yếu tiếp nhận các loại hàng bách hoá, rời, bao phục vụ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng của các tỉnh, thành phố thuộc khu vực phía Bắc, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội khu vực.

Không chỉ là bến cảng lâu đời nhất, gắn với hình ảnh Hải Phòng, cảng Hoàng Diệu cũng chính là địa danh đón Bác Hồ khi Người có chuyến thăm Pháp và trở về Việt Nam bằng đường biển vào ngày 20/10/1946.

W-cang HD_15.jpg

Tượng đài công nhân cảng - biểu tượng của truyền thống đoàn kết, kiên cường, sáng tạo của các thế hệ công nhân cảng Hải Phòng, được đặt trong khuôn viên cảng. Nơi đây cũng có nhiều dấu ấn lịch sử, văn hóa đặc trưng, như khu nhà kho từ thời Pháp, nhà truyền thống - nơi lưu giữ những dấu tích lịch sử hào hùng, nhà sinh hoạt công nhân. 

W-cang HD_5.jpg

Bộ Giao thông vận tải đánh giá Hoàng Diệu là bến cảng có chi phí vận tải hàng hóa thấp nhất tại Hải Phòng hiện nay, đóng vai trò trọng yếu trong phát triển kinh tế - xã hội của khu vực khi có đến 52% lượng hàng tổng hợp (ngoài container) và 73% hàng nhập khẩu của khu vực đi qua bến cảng này.

Sắp tới, toàn bộ cảng Hoàng Diệu sẽ phải di dời, phục vụ hoạch chung xây dựng TP Hải Phòng và theo quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển số 1. Như vậy, sau 150 năm hoạt động, bến cảng này đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. 

W-cang HD_3.jpg

Phạm vi di dời bến cảng Hoàng Diệu gồm hai đơn vị trong hàng rào cảng là bến cảng Hoàng Diệu với 11 cầu cảng cùng hệ thống kho bãi, văn phòng... rộng khoảng 2.000m2 và nhà ga lập đoàn tàu tuyến đường sắt cùng các cơ quan đơn vị liên quan khác.

Dự kiến, tổng kinh phí di dời các bến cảng Hoàng Diệu khoảng 1.826,2 tỷ đồng; trong đó giai đoạn 1 khoảng 492,1 tỷ đồng, giai đoạn 2 khoảng 1.334,1 tỷ đồng. 

W-cang HD_12.jpg

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1131/QĐ-TTg ngày 24/6/2016 phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Bắc Sông Cấm: Xây dựng cầu Hoàng Văn Thụ (phía thượng lưu cảng Hoàng Diệu tại vị trí bến 9, 10, 11).

Cầu Hoàng Văn Thụ được khởi công ngày 6/1/2017. Do đó, cảng Hoàng Diệu đã tạm ngừng khai thác một số cầu cảng để phục vụ thi công xây dựng cầu. 

W-cang HD_14.jpg

TP Hải Phòng cũng đang đẩy nhanh tiến độ, khởi công cầu Nguyễn Trãi, công tác giải phóng mặt bằng, đền bù tái định cư đang được gấp rút hoàn thành để chuẩn bị khởi công.

Tới đây, các cầu cảng còn lại của cảng Hoàng Diệu sẽ bị thu hồi để xây dựng cầu Nguyễn Trãi.    

Sau khi di dời, khu “đất vàng” rộng gần 50ha ở cảng Hoàng Diệu sẽ được xây dựng đường ven sông nối từ cầu Hoàng Văn Thụ tới nút giao giữa đường Ngô Quyền và Lê Lai dài 2,3km và hệ thống công viên, cây xanh. Tuy nhiên, một số công trình lịch sử trong cảng sẽ được giữ lại để tạo điểm nhấn cảnh quan.

Source: vietnamnet.vn

Các bài tương tự
1 tuần trước - Với quan điểm giá vé phải cạnh tranh với hàng không, phù hợp với khả năng chi trả của đại đa số người dân, đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dự báo sẽ cạnh tranh trực tiếp với ngành hàng không trong tương lai.
3 tuần trước - Cầu Bạch Đằng 2 kết nối Bình Dương và Đồng Nai đưa vào sử dụng, giúp nhân dân 2 bên sông ngày càng xích lại gần nhau, mở ra không gian và động lực phát triển mới cho 2 tỉnh và cả khu vực miền Đông. Từ đây những nhịp cầu, những con đường...
2 tuần trước - Sự xuất hiện của tàu Shinkansen ở Nhật Bản thúc đẩy nhiều quốc gia xây dựng các tuyến đường sắt cao tốc mới trong hàng chục năm qua.
5 ngày trước - Ngày 13.10.2024 là tròn 20 năm chính thức có ngày Doanh nhân Việt Nam. Nhưng từ đầu thế kỷ 20, nước ta đã có những nhà tư sản dân tộc với tư duy kinh doanh nhạy bén và luôn một lòng vì dân tộc, đã hiến tặng cả cuộc đời và sản nghiệp cho...
3 tuần trước - Quốc gia láng giềng là một trong những đối tác quan trọng của Việt Nam trong lĩnh vực phát triển hạ tầng đường sắt.
Xem tin bài khác
30 phút trước - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) ngày 18/10 công bố quyết định bổ nhiệm của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đối với hai phó tổng giám đốc mới.
30 phút trước - Ngày 14 và 15/10/2024, Công ty Tân Hiệp Phát đã tổ chức chuỗi các hội nghị và sự kiện kỷ niệm 30 năm thành lập (15/10/1994 - 15/10/2024) với chủ đề: “Tạo giá trị - niềm tin - yêu thương, phụng sự xã hội”.
39 phút trước - Bầu Đức đang nỗ lực tìm cách mang về lợi nhuận cho Hoàng Anh Gia Lai sau khoảng thời gian dài thua lỗ, đồng thời giảm số nợ lớn.
39 phút trước - Top 5 động lực tăng trưởng cho thị trường bao bì Việt Nam những tháng cuối năm là sự hồi phục của tiêu dùng trong nước, chính sách giảm thuế VAT, sản xuất công nghiệp phục hồi, đặc biệt là sự bùng nổ của thương mại điện tử.
39 phút trước - Công ty cổ phần đầu tư - thương mại - dịch vụ Điện lực (ECinvest) vừa lên tiếng xung quanh việc cựu chủ tịch Lã Quang Bình bị cáo buộc hối lộ cán bộ ngân hàng 200.000 cổ phiếu doanh nghiệp này.