ttth247.com

Cạo lưỡi liệu có tốt cho sức khỏe răng miệng?

Cạo lưỡi nếu thực hiện thường xuyên sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng.

Sự thay đổi kết cấu và màu sắc mảng bám trên lưỡi là triệu chứng thường gặp, có thể là do vệ sinh răng miệng kém hoặc dấu hiệu của bệnh tật. Cạo lưỡi là một thói quen nhỏ nhưng có tác dụng mạnh mẽ, có thể giúp miệng thơm mát hơn và sức khỏe tổng thể được cải thiện tốt hơn.

1. Giúp làm sạch mảng bám

Việc cạo lưỡi thường xuyên sẽ giúp làm sạch các mảng bám thức ăn còn sót lại, vi khuẩn và tế bào chết. Điều này giúp ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám, hạn chế các tình trạng răng miệng như bệnh nướu và sâu răng.

2. Giải quyết chứng hôi miệng

Một trong những triệu chứng khó chịu nhất khi không vệ sinh lưỡi là hôi miệng dai dẳng, vi trùng, mảng bám thức ăn, tế bào chết nằm trên lưỡi có thể gây ra mùi hôi. Vậy nên việc vệ sinh lưỡi để loại bỏ chúng là vô cùng cần thiết.

3. Cải thiện hương vị đồ ăn

Lưỡi bẩn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc nêm nếm, đánh giá hương vị món ăn của bạn. Sự tích tụ chất bẩn trên lưỡi có thể dẫn đến giảm nhận thức về vị giác khi ăn, để lại vị kim loại hoặc mùi hôi khó chịu trong miệng.

4. Ngăn ngừa khô miệng

Chứng khô miệng sẽ trở nên tồi tệ hơn nhiều lần khi lưỡi không được vệ sinh sạch sẽ. Sự tích tụ vi khuẩn trên lưỡi gây khô, khó chịu, ngăn cản việc tiết nước bọt của khoang miệng.

Cạo lưỡi liệu có tốt cho sức khỏe răng miệng? - 2

5. Cải thiện sức khỏe đường ruột

Cạo lưỡi sẽ kích thích hệ tiêu hóa bằng cách loại bỏ các vi sinh vật và mảnh vụn thức ăn nhỏ có thể cản trở quá trình tiêu hóa. Bằng cách tăng cường vệ sinh răng miệng, hệ tiêu hóa cũng khỏe mạnh hơn rất nhiều.

6. Tăng cường khả năng miễn dịch

Hệ thống miễn dịch của cơ thể vẫn luôn hoạt động để chống lại độc tố và vi khuẩn tích tụ trên bề mặt lưỡi khi bạn ăn uống mỗi ngày. Việc chủ động cạo lưỡi có thể giúp hệ thống miễn dịch khỏe mạnh hơn.

Source: 24h.com.vn

Các bài tương tự
3 ngày trước - Bí đao (bí xanh) vị ngọt nhạt, tính mát, không chỉ là món ăn tốt cho người thừa cân béo phì, người bị phù nề mà còn có tác dụng tốt trị bệnh đái tháo đường, cảm nóng, viêm đường tiết niệu, bệnh thận, gan, bệnh đường hô hấp...
1 tuần trước - Một nguy cơ “sát sườn” đe dọa cuộc sống bình yên của con người đó là ngộ độc thực phẩm trong và sau mùa bão lũ.
1 tháng trước - Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm có nguy cơ gây tàn phế và tử vong cao nhưng chúng ta thường có những thói quen vô tình khiến đột quỵ xảy ra. Vì vậy, cần thay đổi và có một lối sống, sinh hoạt lành mạnh, tích cực để bảo vệ sức khỏe.
1 tháng trước - Nằm nghiêng trái không tốt cho người có vấn đề về trí nhớ và mắc bệnh tim, nằm ngửa gây cản trở với người gặp chứng ngưng thở khi ngủ hay nằm sấp dễ gây đau cổ, lưng hơn.
1 tháng trước - Đột quỵ (stroke) còn gọi là tai biến mạch máu não thường xảy ra đột ngột khi nguồn máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn, gián đoạn hoặc suy giảm.
Xem tin bài khác
4 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
4 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
4 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.
4 giờ trước - Nếu cơ thể bị sốt thì cơn sốt thường sẽ hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Phần lớn là những cơn sốt nhẹ. Nếu cơn sốt này kéo dài vài ngày không khỏi thì rất có thể nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc bệnh tiềm ẩn nào đó.
4 giờ trước - Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn. Trên thực tế, nhu cầu giấc ngủ của người lớn tuổi không thay đổi so với khi còn trẻ.