ttth247.com

CĐV đặc biệt nhất Olympic 2024

PhápVivianne Robinson, 66 tuổi từ Mỹ, sử dụng hết hạn mức thẻ tín dụng và làm hai công việc để chi trả cho chuyến đi đến Pháp theo dõi các sự kiện ở Olympic Paris 2024.

Robinson, với những chiếc huy hiệu và đồ trang trí trên người, là CĐV nổi bật nhất tại Thế vận hội 2024. Bà đã xem bảy kỳ Thế vận hội trong suốt 40 năm, nhưng chuyến đi tới Paris lần này có chi phí đắt đỏ nhất, tới 10.000 USD.

Robinson đã sử dụng hết hạn mức thẻ tín dụng, làm hai công việc để đủ tiền cho chuyến đi đến thủ đô nước Pháp và mua vé 38 vé vào sân xem các sự kiện tại Olympic 2024.

Robinson, 66 tuổi đến từ Los Angeles, làm hai công việc và sử dụng hết tiền tiết kiệm để đến Paris theo dõi Thế vận hội. Ảnh: AP

Robinson, 66 tuổi đến từ Los Angeles, làm hai công việc và sử dụng hết tiền tiết kiệm để đến Paris theo dõi Thế vận hội. Ảnh: AP

Ban ngày, CĐV 66 tuổi đến từ Los Angeles này làm việc ở bãi biển Venice, và ghi tên trên những chiếc vòng cổ bằng gạo và đóng gói hàng tạp hóa vào buổi tối. Bà cho biết phải làm việc thêm hai năm nữa để bù lại số tiền đã bỏ ra theo đuổi đam mê với Paris 2024, nhưng không hối tiếc.

"Thật khó để tiết kiệm và số tiền để dự Thế vận hội thì lớn, nhưng việc có mặt ở đây đáng giá gấp ngàn lần", Robinson nói với hãng thông tấn AP.

Dù vậy, bà vẫn thất vọng khi mất 1.600 USD cho lễ khai mạc chỉ để xem màn hình trên một cây cầu. "Bạn có biết phải mất bao lâu để kiếm được số tiền đó không?", người phụ nữ 66 tuổi hỏi và nói tiếp. "Nhưng cuộc sống vẫn tiếp diễn và bạn phải chấp nhận đánh đổi một số thứ để có được những thứ khác".

Trong buổi phỏng vấn, một người qua đường đã khuyên Robinson mở một tài khoản và nhờ mọi người giúp đỡ ủng hộ cho đam mê này. "Điều đó không quan trọng. Cuối cùng tôi cũng kiếm được tiền", bà đáp.

Robinson chụp ảnh kỷ niệm khi dự Thế vận hội Paris 2024. Ảnh: AP

Robinson chụp ảnh kỷ niệm khi dự Thế vận hội Paris 2024. Ảnh: AP

Niềm đam mê của Robinson với Thế vận hội bắt đầu khi mẹ của bà làm phiên dịch cho các VĐV tại Đại học California, Los Angeles, trong Thế vận hội 1984. Mẹ thường về nhà sau giờ làm việc với những chiếc huy hiệu của các VĐV và đưa cho con gái.

Sở thích mới là sưu tầm ghim cài áo đã đưa Robinson đến Atlanta 1996, nơi bà làm vòng cổ gạo cho các VĐV để đổi lấy ghim cài áo của họ. "Tôi có tất cả các huy hiệu và được gặp tất cả các VĐV", Robinson nhớ lại. "Khi đó, an ninh không nghiêm ngặt như bây giờ. Bây giờ, bạn thậm chí không thể đến gần làng VĐV".

Kể từ đó, Robinson góp mặt tại Sydney 2000, Athens 2004, London 2012 và Rio 2016. Bà xin được thị thực đến Bắc Kinh 2008, nhưng cuối cùng không đủ khả năng chi trả cho chuyến đi. Tương tự tại Tokyo 2020, bà đã mua vé nhưng sau đó được hòan tiền bởi Thế vận hội tổ chức mà không có khán giả, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Robinson để một người qua đường chọn một trong những chiếc huy hiệu mà bà sưu tập từ Thế vận hội 1984. Ảnh: AP

Robinson để một người qua đường chọn một trong những chiếc huy hiệu mà bà sưu tập từ Thế vận hội 1984. Ảnh: AP

Trang phục của Robinson ban đầu đơn giản nhưng trở nên phức tạp hơn theo thời gian. Bà dành một năm để hoàn thiện trang phục tại Paris, trang trí nó với hàng trăm món đồ. Hàng chục đồ trang trí hình tháp Eiffel treo trên mũ, ngay phía trên đôi bông tai nhẫn Olympic. Quần áo của bà thì có những miếng vá, huy hiệu và những lá cờ nhỏ.

Trang phục của Robinson thu hút sự chú ý lớn trên đường phố Paris. Không một phút nào trôi qua mà không có người nào dừng lại và ngỏ ý chụp ảnh với bà. "Tôi hơi choáng ngợp. Tôi thực sự không thể đi đâu vì mọi người đều chặn tôi lại để chụp ảnh. Phải mất một thời gian dài để đến địa điểm thi đấu, nhưng không sao", bà bày tỏ.

Ngay khi Paris 2024 khép lại, Robinson sẽ hướng tới kỳ Olympic tiếp theo, từ việc chuẩn bị trang phục cho đến tiết kiệm tiền mua vé, bất kể chi phí là bao nhiêu, dù Thế vận hội 2028 sẽ diễn ra trên quê nhà Los Angeles. "Tôi sẽ làm điều đó mãi mãi, tôi sẽ dùng hết tiền và chỉ tập trung vào Thế vận hội", bà nói.

Hồng Duy

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Theo báo chí Argentina, Liên đoàn Bóng đá nước này (AFA) đã thuê chuyên cơ chở CĐV thuộc các nhóm ultras (CĐV cuồng nhiệt) sang Pháp ủng hộ đội nhà trong trận tứ kết bóng đá nam Olympic 2024. Trong khi đó, Messi gọi điện thoại nhắn nhủ...
1 tháng trước - Trận chung kết bóng đá nam Olympic 2024 giữa Pháp và Tây Ban Nha đang nóng hơn bao giờ hết, khi cả Paris hừng hực bầu không khí sẽ làm dậy sóng sân Parc des Princes vào 23 giờ ngày 9.8.
1 tháng trước - Pháp và Nhật Bản - hai nền judo mạnh nhất thế giới - làm nên trận chung kết nội dung đồng đội hỗn hợp nam nữ cũng như màn kết trong mơ cho môn võ này tại Olympic Paris 2024, với phần thắng nghiêng về chủ nhà.
1 tháng trước - An ninh là vấn đề cần chú trọng ở trận chung kết bóng đá nam Olympic Paris 2024 giữa Pháp và Tây Ban Nha.
1 tháng trước - Pháp- Chiến thắng của Djokovic, Lyles, Khelif và Lopez... trở thành biểu tượng của tinh thần vượt khó, chinh phục đỉnh cao tại Olympic Paris.
Xem tin bài khác
2 giờ trước - Liên đoàn Billiards châu Á (ABCS) ra thông báo cấm VĐV, HLV, trọng tài, quan chức của billiards Việt Nam tham gia thi đấu, điều hành các giải do ACBS tổ chức hoặc phối hợp tổ chức trong thời hạn 6 tháng, từ ngày 13.6.2024 đến 12.1.2025.
2 giờ trước - Trung Quốc- Liên đoàn cờ tướng Trung Quốc (CXA) thông báo cấm thi đấu trọn đời với kỳ thủ Vương Thiên Nhất và Vương Dược Phi, vì mua bán độ.
4 giờ trước - Tay vợt nữ số một Việt Nam Nguyễn Thùy Linh thua hạt giống số tám Aya Ohori 0-2, ở vòng 1/8 China Open 2024, vào chiều nay 19/9.
6 giờ trước - Đội tuyển Việt Nam đã bị tụt 1 bậc trong bảng xếp hạng mới nhất được Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) công bố chiều 19.9.
6 giờ trước - Tay vợt Nguyễn Thùy Linh không thể đánh bại hạt giống số 7 Aya Ohori (Nhật Bản), dừng chân ở vòng 2 nội dung đơn nữ giải cầu lông Trung Quốc mở rộng 2024.