ttth247.com

Cha mẹ tranh giành, con có nguy cơ thất học

"Hôm nay các bạn học sinh lớp 6 đều đã tựu trườngrồi. Em cũng muốn được đến trường như các bạn lắm mà sao khó quá", N. đã nói như vậy trong ngày học sinh bậc THCS tại TP.HCM tựu trường vào năm học mới 2024-2025, hôm 26-8.

Nhiều lần xin học nhưng đều bị từ chối

Mân mê những cuốn sách giáo khoa lớp 6, N. buồn bã với việc mình không được đi học như các bạn. "Được học trường nào cũng được. Em đã mất một năm học lớp 6 rồi…" - N. nghẹn ngào không nói nên lời. Cô bé gần 12 tuổi trầm tĩnh đến lạ so với tính cách lứa tuổi của một học sinh lớp 6, lớp 7.

Sinh năm 2012, N. là con gái của ông N.D.Đ. (Hà Nội) và bà N.T.M. (Hà Nội) nhưng năm N. 5 tuổi (2017) bố mẹ ly hôn. N. lúc này ở với ông Đ. và đến trước tháng 11-2023, N. theo học tại Trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội.

Sau đó, N. theo mẹ vào TP.HCM sinh sống theo nguyện vọng của em. Lúc này người mẹ nghĩ rằng có thể chuyển cho con vào học một trường tư thục tại TP.HCM. Tuy nhiên, trường tư thục tại TP.HCM sau hai tuần cho N. học tiếp chương trình lớp 6 thì không nhận được học bạ chính thức của N. cộng với những email của người bố đến trường này đã khiến N. không thể được trường nhận vào học tiếp lớp 6.

Bà M., mẹ của N., cho biết sau khi con không được vào học trường tư thục này, bà tiếp tục tìm đến một số trường THCS khác tại TP.HCM để xin cho con đi học lớp 6 nhưng cũng không được chấp thuận vì con không có học bạ. 

Nhiều lần xin rút học bạ của con từ Trường THCS Cầu Giấy (Hà Nội) nhưng bà M. không được nhà trường chấp thuận. Nguyên nhân vì họ nói rằng bố của bé không cho rút học bạ và trong giấy tờ ly hôn quyền nuôi N. thuộc về bố của bé.

"Con muốn ở với mẹ và nhiều lần xin bố cho đi học lại nhưng bố từ chối" - N. rơm rớm nước mắt kể.

Từ tháng 11-2023 đến nay, giữa cuộc chiến ly hôn, cô bé lớp 6 N. đành ngưng việc học tập và người mẹ kêu cứu chuyện học của con trong vô vọng. 

"Nhìn con cái người khác được đi học, tôi nhiều lần xin bố cháu rủ lòng thương nhưng bố cháu vẫn không chấp thuận chuyện đề nghị Trường THCS Cầu Giấy trả lại học bạ của con cho tôi, để tôi xin cho cháu đi học", bà M. rơm rớm nước mắt khi nói với Tuổi Trẻ.

Nguy cơ tiếp tục bị thất học

Ngày 14-8-2024, Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy, Hà Nội có bản án sơ thẩm về việc tranh chấp yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn giữa bà M. và ông Đ.. Bản án sơ thẩm nêu rõ: 

"Giao cháu N. cho bà M. trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng kể từ tháng 8-2024 cho đến khi con chung đủ tuổi trưởng thành hoặc đến khi có sự thay đổi khác", và "ông Đ. có quyền và nghĩa vụ thăm nom, chăm sóc con chung, không ai được cản trở".

Những tưởng đã có kết quả bản án sơ thẩm với quyền nuôi con thuộc về người mẹ thì N. sẽ sớm được trả lại hồ sơ và học bạ để xin vào học trước năm học mới nhưng từ đó đến nay bà M. nhiều lần liên hệ Trường THCS Cầu Giấy mong muốn rút học bạ cho con vẫn chưa được. 

Nguyên nhân vì bố của N. đã gửi yêu cầu đến Trường THCS Cầu Giấy và cho biết bản án vẫn chưa có hiệu lực pháp luật và lúc này quyền chăm sóc, nuôi dưỡng N. vẫn thuộc về ông Đ..

Trong nhiều nỗ lực với mong muốn con không bị thất học, thời gian qua bà M. đã gửi đơn cầu cứu đến nhiều cơ quan chức năng ngành giáo dục cũng như Hội bảo vệ quyền trẻ em...

"Tôi đêm nào cũng mất ngủ, thổn thức và đau đớn vì con chưa được đi học trở lại. Tôi mong các cấp, các ngành, các đơn vị xem xét giải quyết cho con tôi được đi học trở lại. Mong mọi cơ quan, ban ngành hãy bảo vệ quyền được đi học của con tôi", bà M. nức nở chia sẻ với Tuổi Trẻ sau gần 1 năm con gái của bà không được đi học.

"Tôi không cấm con đi học"

Chúng tôi nhiều lần liên hệ với ông N.D.Đ., bố của em N., để tìm hiểu căn nguyên của việc này. Trong trao đổi hồi tháng 5-2024, ông Đ. nói: 

"Tôi không bao giờ là người không đồng ý cho N. đi học tiếp. Bởi vì N. đang học Trường THCS Cầu Giấy, cháu tự ý bỏ đi theo mẹ không trao đổi bàn bạc gì. Với Trường THCS Cầu Giấy, tôi đã làm bảo lưu học cho con trong năm học 2023-2024, chấp nhận con bị lưu ban lại. 

Tôi không là người cấm cháu đi học nhưng tự ý mẹ cháu đưa cháu vào TP.HCM và cháu bị thất học. Đó là bản chất sự việc".

Cũng theo ông Đ., điều mà ông Đ. lo lắng nhất là N. vào TP.HCM sống với mẹ trong khi cuộc sống của mẹ rất phức tạp. 

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
2 tuần trước - Em N.N.N. sau một năm thất học đã bắt đầu năm học mới 2024-2025 tại Trường THCS Nguyễn Thị Thập (quận 7, TP.HCM), với nhiều nỗ lực giải quyết của các cơ quan ban ngành ở TP.HCM và Hà Nội.
2 tuần trước - Ông Cao Thanh Bình, trưởng Ban Văn hóa xã hội (Hội đồng Nhân dân TP.HCM), cho biết cơ quan này đã kết nối với cơ quan đồng cấp tại Hà Nội để phối hợp yêu cầu các cơ quan chức năng giải quyết cho bé N. đi học trở lại sau thời gian dài bé...
1 tháng trước - Việc một số bậc cha mẹ lắp camera trong phòng ngủ để theo dõi con cái có xâm phạm quyền riêng tư của con hay không?
3 tuần trước - 6 năm học qua, từ năm 2018 đến nay, một trường THPT luôn áp dụng giờ bắt đầu học buổi sáng từ 7 giờ 30 phút, không dạy học ngày thứ bảy, được đông đảo học sinh, phụ huynh, giáo viên ủng hộ.
1 tuần trước - Nhiều nước phát triển, có nền giáo dục hiện đại trên thế giới đều kiên quyết cấm học sinh dùng điện thoại di động trong trường học để các em tập trung hơn, tránh xao nhãng và tránh nhiều hệ lụy từ thiết bị công nghệ gây ra. Nên chăng ở VN...
Xem tin bài khác
2 giờ trước - MỸ - Sau khi cùng con “đánh vật“ với mấy trang bài tập rồi cả hai òa khóc vì quá căng thẳng, người mẹ quyết định gửi thư cho giáo viên bày tỏ quan điểm không muốn cô giao bài tập về nhà cho con tuổi mẫu giáo.
4 giờ trước - Em thấy không hợp với Luật nên đang tìm hiểu ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, mong mọi người cho lời khuyên.
5 giờ trước - Đó là chia sẻ của ông Luke Turner, giám đốc điều hành Trường song ngữ quốc tế Emasi Nam Long, TP.HCM, về việc tổ chức "Tuần lễ sẻ chia" hướng về vùng bão lũ cho học sinh.
7 giờ trước - Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
8 giờ trước - Huân chương Cành cọ hàn lâm ghi nhận nỗ lực không ngừng nghỉ của TS Phan Thị San Hà trong việc xây dựng và phát triển Trung tâm CARE, cũng như bồi đắp mối quan hệ giữa Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) và các đối tác Pháp.