ttth247.com

Chi tiết phương án thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương

Sáng 28-9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương.

Dự kiến thành lập 2 quận thuộc TP Huế

Trình bày tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết ngày 9-9, Hội đồng thẩm định cấp nhà nước đã họp, thống nhất thông qua đề án với số phiếu tán thành đạt 100% (17/17 thành viên).

Ban cán sự đảng Chính phủ đã xem xét, thống nhất, trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương xem xét, đồng ý về chủ trương thành lập thành phố (TP) Huế trực thuộc trung ương.

Trên cơ sở đó, Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định theo thẩm quyền.

Về tên gọi, thành phố Huế trực thuộc trung ương gắn với địa danh Huế đã có lịch sử hình thành lâu đời và đã khắc sâu trong ký ức của người dân Huế nói riêng, người Việt Nam và bạn bè quốc tế.

Đồng thời, tạo được sự đồng thuận trong hệ thống chính trị, sự đồng tình, ủng hộ cao của nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.

Về phương án thành lập TP Huế trực thuộc trung ương trên cơ sở nguyên trạng 4.947,11 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 1.236.393 người của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đồng thời với thành lập TP Huế trực thuộc trung ương, thành lập 2 quận, 1 thị xã, 1 huyện và 11 phường, 1 xã, 1 thị trấn thuộc thành phố Huế trực thuộc trung ương trên cơ sở sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã có liên quan.

Cụ thể, thành lập 2 quận (Phú Xuân, Thuận Hóa) thuộc TP Huế trực thuộc trung ương trên cơ sở TP Huế hiện hữu. Thành lập thị xã Phong Điền trên cơ sở nguyên trạng huyện Phong Điền.

Nhập huyện Nam Đông với huyện Phú Lộc để thành lập huyện Phú Lộc mới. Thành lập 11 phường, 1 thị trấn và 1 xã trên cơ sở sắp xếp 21 đơn vị cấp xã (2 phường, 1 thị trấn, 18 xã).

Như vậy, theo Bộ trưởng Trà, theo đề án TP Huế trực thuộc trung ương có 4.947,11 km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số 1.236.393 người.

Có 9 đơn vị cấp huyện, gồm 2 quận, 3 thị xã, 4 huyện (không thay đổi số lượng đơn vị cấp huyện nhưng có giảm 1 thành phố, 2 huyện và tăng 2 quận, 1 thị xã).

Có 133 đơn vị cấp xã, gồm 78 xã, 48 phường, 7 thị trấn (giảm 8 đơn vi cấp xã, trong đó giảm 17 xã và tăng 9 phường); tỉ lệ đô thị hóa 63,02% (779.207 người/1.236.393 người).

Tờ trình nêu rõ đề án thành lập và sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.

Phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, của khu vực miền Trung và địa phương đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt...

Việc xây dựng đề án thành lập TP Huế trực thuộc trung ương có ý nghĩa chính trị đặc biệt quan trọng, thể hiện rõ ý chí, khát vọng, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân.

Tạo động lực để Thừa Thiên Huế phát triển nhanh và bền vững, góp phần hiện thực hóa nghị quyết 54/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đồng thời tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội vùng, góp phần phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

Bộ trưởng Trà nêu rõ Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về việc thành lập TP Huế trực thuộc trung ương.

Xem xét, quyết định theo thẩm quyền các nội dung gồm thành lập 2 quận thuộc TP Huế trực thuộc trung ương.

Thành lập thị xã Phong Điền và sắp xếp, thành lập các đơn vị cấp xã thuộc thị xã Phong Điền. Sắp xếp, thành lập các đơn vị cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tán thành việc thành lập TP Huế trực thuộc trung ương

Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nêu rõ Ủy ban Pháp luật tán thành các nội dung theo tờ trình của Chính phủ.

Theo ông Tùng, do nội dung đề án gồm cả nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội và nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nên cần được xem xét, giải quyết một cách tổng thể, đồng bộ, thống nhất, bảo đảm đúng quy trình, thủ tục.

Ủy ban Pháp luật kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, kết luận về nội dung các đề án này.

Trong đó, đề nghị Chính phủ tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ý kiến của các cơ quan thẩm tra để hoàn thiện hồ sơ đề án, bảo đảm đúng quy định để trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10-2024).

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
3 tuần trước - Sáng nay, tại các siêu thị, chợ dân sinh ở Hải Phòng, Hà Nội, người dân đổ đến mua rau xanh, củ quả, thịt, cá tích trữ đề phòng bão Yagi đổ bộ sẽ gây mưa lớn kéo dài.
3 tuần trước - Sáng nay, tại các siêu thị, chợ dân sinh ở Hải Phòng, Hà Nội, người dân đổ đến mua rau xanh, củ quả, thịt, cá tích trữ đề phòng bão Yagi đổ bộ sẽ gây mưa lớn kéo dài.
1 tháng trước - Bị cáo Trịnh Văn Quyết và các bị cáo lợi dụng sàn chứng khoán HOSE, chiếm đoạt hơn 3.600 tỉ đồng của các nhà đầu tư.
1 tuần trước - Đại án Vạn Thịnh Phát ‘phá vỡ mọi kỷ lục’ về quy mô, tính chất cũng như mức độ phạm tội. Xuyên suốt 2 giai đoạn của vụ án này, 10 ‘nhân vật chủ chốt’ được xác định liên quan mật thiết đến hành vi của bà Trương Mỹ Lan.
1 tuần trước - Bão số 4 đổ bộ vào đất liền và suy yếu, nhưng các địa phương miền Trung đã cảnh giác ứng phó cao độ, di dời dân trước nỗi ám ảnh sạt lở từng xảy ra trước đó…
Xem tin bài khác
4 phút trước - Sau cú va chạm mạnh với xe máy do 2 học sinh điều khiển, một cô giáo mầm non ở Hà Tĩnh đã tử vong
21 phút trước - Đó là thông tin được đưa ra tại ngày hội việc làm lao động cho thanh niên năm 2024 do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với tổ chức Di cư quốc tế và tỉnh Đoàn Nghệ An tổ chức sáng 28-9 tại TP Vinh.
21 phút trước - Tổng thiệt hại kinh tế do bão số 3 (Yagi) và hoàn lưu bão ước tính sơ bộ trên 81.000 tỉ đồng, tương đương gần 3,3 tỉ USD, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
21 phút trước - 100% thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có mặt đã thống nhất thông qua phương án sáp nhập huyện xã của TP Cần Thơ và 12 tỉnh.
21 phút trước - Hẻm 45 đường Lê Cơ ngập nước nửa tháng chưa rút. UBND phường An Lạc (quận Bình Tân, TP.HCM) đang huy động máy bơm để khơi thông dòng chảy.