ttth247.com

Chiết xuất uranium từ nước biển, mở ra nguồn năng lượng giá rẻ vô tận

Năng lượng hạt nhân luôn dựa vào uranium. Đây là một nguồn năng lượng không tái tạo và là kim loại nặng chính được sử dụng để cung cấp năng lượng cho lò phản ứng hạt nhân. Quặng urani trước đây được chiết xuất từ đá, nhưng các nhà khoa học đang nỗ lực tìm kiếm nguồn uranium từ nước biển. Theo nghiên cứu, trong nước biển chứa một quần thể ion urani loãng.

Các nhà nghiên cứu của Viện Công nghệ Năng lượng sinh học và Quy trình sinh học Thanh Đảo (Trung Quốc) đã tạo ra các vi cầu hydrogel SA-DNA để hấp phụ chọn lọc các ion uranyl (UO22+) bằng cách sử dụng các sợi DNA chức năng và natri alginate (SA) giá rẻ.

Với tỷ lệ urani-vanadi là 43,6 trong nước biển mô phỏng và 8,62 trong nước biển tự nhiên, các vi cầu hydrogel SA-DNA cho thấy khả năng chọn lọc urani cao hơn đáng kể, trước đây sử dụng nhóm amidoxime để chiết xuất urani.

nuoc bien.jpg
Công nghệ mới chiết xuất uranium từ nước biển. Ảnh: SCMP

Ngoài ra, chất hấp thụ mới này có độ bền cơ học và khả năng tái chế, không tốn kém, dễ sản xuất và thân thiện với môi trường. Theo nghiên cứu, các chất hấp phụ dựa trên DNA này có thể chiết xuất thêm các ion kim loại có giá trị từ nước biển. Các DNAzyme khác nhau có khả năng khác nhau để xác định các ion kim loại khác nhau.

Cơ quan Năng lượng Hạt nhân (NEA) ước tính có khoảng 4,5 tỷ tấn uranium lơ lửng trong đại dương dưới dạng các ion uranyl hoà tan. Con số này lớn gấp hơn 1.000 lần lượng uranium trên đất liền. Tuy nhiên, khai thác uranium từ đại dương không khác gì tìm 1 gam muối trong 300.000 lít nước ngọt.

Với việc phát minh ra loại vật liệu mới hấp thụ uranium trong đại dương, Trung Quốc đạt được bước tiến mới đối với việc chinh phục tham vọng năng lượng hạt nhân.

Trung Quốc hiện đi đầu trong phát triển năng lượng hạt nhân của thế giới, đã xây dựng 27 lò phản ứng hạt nhân. Quốc gia này đã đặt ra mục tiêu xây dựng thêm 150 lò phản ứng hạt nhân trong giai đoạn từ năm 2020 - 2035. 

Trung Quốc tuyên bố đã tự sản xuất khoảng 90% công nghệ cần thiết cho lò phản ứng hạt nhân thế hệ thứ tư đầu tiên trên thế giới.

(Theo TechTimes)

Trung Quốc làm nhà máy điện hạt nhân muối nóng chảy đầu tiên trên thế giớiThay vì uranium, nhà máy điện hạt nhân này sử dụng thorium làm nhiên liệu. Đây là một ưu thế lớn của Trung Quốc.

Source: vietnamnet.vn

Các bài tương tự
1 tuần trước - Nga được cho là chuẩn bị xây dựng một nhà máy sản xuất lithium carbonate ở Bolivia trên một trong những mỏ lithium lớn nhất thế giới.
1 tuần trước - Tuy áp dụng chế độ trừng phạt chưa từng có đối với Moskva vào năm 2022, nhưng các nước châu Âu và Mỹ vẫn tiếp tục phụ thuộc nguồn hàng nhập khẩu từ Nga.
1 tháng trước - Trong nhiều thập kỷ, Trung Quốc là quốc gia đi sau trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, nhưng hiện nay họ đã dẫn đầu thế giới.
22 giờ trước - Kim loại này không chỉ khan hiếm mà quá trình khai thác và chiết xuất còn rất khó khăn.
1 tuần trước - Công nghệ mới đột phá sản xuất nước đóng chai từ độ ẩm không khí và năng lượng mặt trời. Sản phẩm đặc biệt này có mặt trên thị trường vào tháng 9.
Xem tin bài khác
6 phút trước - Trung Quốc nổi lên không chỉ sản xuất mà phát triển thương mại điện tử cạnh tranh với nhiều nước.
6 phút trước - Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, thu nhập giảm sút, việc mua sắm tiết kiệm, hiệu quả trở thành mối quan tâm lớn của nhiều người tiêu dùng, đặc biệt là các bà nội trợ.
7 phút trước - Do đang là mùa nghịch, sản lượng tôm không nhiều. Các nhà máy xuất khẩu ở miền Tây đã tranh mua, đẩy giá tôm tăng mạnh.
24 phút trước - Việc công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ đánh dấu bước ngoặc phát triển mới của Bình Dương. Quy hoạch tỉnh Bình Dương không chỉ tạo động lực thực hiện các đột phá chiến lược mà còn khẳng định hình...
24 phút trước - SHB sẽ giảm bình quân 50% lãi suất phải trả trong thời gian từ tháng 9-12/2024 cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Đồng thời, ngân hàng cấp gói tín dụng hỗ trợ khách hàng tái thiết, hồi phục sản xuất kinh doanh...