ttth247.com

Chính phủ lấy ý kiến các bộ ngành về dự án ngăn triều 10.000 tỉ

Sau khi lãnh đạo TP.HCM trình Thủ tướng Chính phủ phương án tháo gỡ vướng mắc đối với dự án ngăn triều 10.000 tỉ đồng, Văn phòng Chính phủ đã có công văn hỏa tốc lấy ý kiến các bộ ngành.

Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về đề nghị của TP.HCM đối với vướng mắc, khó khăn của dự án ngăn triều 10.000 tỉ đồng.

Cơ quan này đã có công văn gửi Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Theo đó, Văn phòng Chính phủ nhận được báo cáo của UBND TP.HCM về phương án tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1).

Để có đủ cơ sở tổng hợp, báo cáo trước ngày 5-10, theo chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Văn phòng Chính phủ kính đề nghị các bộ, cơ quan khẩn trương có ý kiến cụ thể bằng văn bản đối với nội dung báo cáo, giải pháp tháo gỡ và cơ sở pháp lý, thẩm quyền giải quyết đối với những vấn đề vướng mắc được nêu trong văn bản kiến nghị của TP.HCM.

Vào cuối tháng 9, Chủ tịch UBND TP.HCM đã trình Thủ tướng Chính phủ phương án tháo gỡ vướng mắc đối với dự án ngăn triều 10.000 tỉ đồng.

Hiện nay, có ba khó khăn chính mà dự án vướng phải gồm: Không có vốn để hoàn thành công trình. Chưa xác định rõ thẩm quyền và trình tự thực hiện đối với dự án đang trong quá trình triển khai có sự thay đổi. Các nội dung thay đổi dẫn đến dự án thuộc tiêu chí dự án quan trọng quốc gia và cuối cùng là chưa có cơ sở thanh toán hợp đồng BT.

Nguyên nhân là dự án thuộc trường hợp chuyển tiếp theo quy định tại Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; nghị quyết số 98 năm 2023 của Quốc hội và nghị định số 35 năm 2021 của Chính phủ.

Các vướng mắc này TP.HCM đã có tờ trình Thủ tướng và đề xuất các phương án tháo gỡ. Theo đó, TP đề xuất thực hiện điều chỉnh điều khoản về thanh toán trong hợp đồng song song với việc điều chỉnh tổng thể dự án.

Cụ thể làm đồng thời thủ tục điều chỉnh thời gian thực hiện dự án, để làm cơ sở ký kết phụ lục hợp đồng BT thay đổi phương án thanh toán. Sau khi điều chỉnh phụ lục hợp đồng BT, thì dự án cơ bản khắc phục các thiếu sót nghị quyết số 40 năm 2021 của Chính phủ.

Đây chính là cơ sở để TP có thể bắt đầu thực hiện việc thanh toán bằng quỹ đất là các khu đất đã xác định trong hợp đồng BT theo quy định hiện hành.

Có như vậy mới giải quyết được nguồn vốn cho nhà đầu tư thực hiện hoàn thành công trình, và giảm bớt chi phí phát sinh lãi vay trong thời gian chờ hoàn tất thủ tục điều chỉnh dự án.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tránh tình trạng bất cứ việc gì cấp dưới cũng lên xin cấp trên, chờ trung ương quyết.
3 tuần trước - Văn phòng Chính phủ đề nghị các bộ, ngành liên quan khẩn trương có ý kiến cụ thể bằng văn bản đối với nội dung báo cáo của UBND TP HCM về dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng
3 tuần trước - Các bộ Nội vụ, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn đồng ý nghỉ Tết Âm lịch dài ngày để người dân có thời gian đi du lịch, kích cầu mua sắm.
1 tháng trước - Bộ LĐ-TB&XH đang lấy ý kiến các bộ, ngành về phương án nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Theo đề xuất của cơ quan này, Tết Âm lịch 2025, cán bộ, công chức, viên chức có thể được nghỉ 9 ngày liên tục.
1 tháng trước - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Chính phủ, các bộ trưởng, trưởng ngành nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung dân chủ, kỷ luật, kỷ cương hành chính; nếu ai sợ trách nhiệm thì “đứng sang một bên“.
Xem tin bài khác
22 phút trước - Trong lúc đi dọc bờ biển, người dân ở Hà Tĩnh phát hiện 2 thi thể trôi dạt vào bờ nên nhanh chóng thông báo với chính quyền địa phương.
22 phút trước - Quận Tân Bình lên lịch họp giải quyết đơn của ông Bùi Mộc về việc sớm cấp sổ hồng trong khi bảng giá đất mới của TP.HCM sắp có hiệu lực (31-10).
22 phút trước - Sự mập mờ trong việc sử dụng tên gọi “bệnh viện” của các phòng khám tư nhân hiện là một vấn đề đặt ra của xã hội và cần có giải pháp khắc phục kịp thời.
22 phút trước - Ngày 23-10, thừa ủy quyền của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy trình Quốc hội quyết định chủ trương điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
23 phút trước - Trong thời gian giữ chức vụ, một lãnh đạo đã cố tình ký không đúng thẩm quyền, trái quy định vào 46 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm giả cấp cho một số người dân.