ttth247.com

Chính trị Nhật Bản gập ghềnh sau khi LDP thua bầu cử

Lần đầu tiên sau 15 năm, liên minh cầm quyền ở Nhật Bản mất thế đa số ở Hạ viện, mở đường cho phe đối lập chuyển hướng chương trình nghị sự của nước này.

Kết quả tổng tuyển cử ngày 28-10 đã đặt nền chính trị Nhật Bản vào tình huống bấp bênh khi không có đảng nào có đủ đa số phiếu để nắm quyền.

Theo Hãng tin Reuters, Đảng Dân chủ tự do (LDP) của Thủ tướng Ishiba Shigeru và Đảng Liên minh Komeito đã giành được 215 ghế tại Hạ viện, giảm từ 279 ghế trước cuộc bầu cử ngày 27-10.

Trong khi đó, Đảng Dân chủ lập hiến Nhật Bản (CDPJ) đối lập giành được 148 ghế, tăng so với 98 ghế trước đó, nhưng vẫn còn kém xa so mốc đa số 233 ghế.

Theo giới phân tích, kết quả này sẽ dẫn đến cuộc cạnh tranh kéo dài nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần, để thành lập Chính phủ mới và có khả năng thay đổi nhà lãnh đạo. 

Hiến pháp Nhật Bản cho phép các đảng có 30 ngày để tìm ra một nhóm có thể điều hành đất nước. Các đảng nhỏ hơn cũng đạt được nhiều ghế hơn và vì vậy có thể đóng vai trò quan trọng trong các cuộc đàm phán sắp tới.

Hiện chưa rõ ông Ishiba, người vừa nhậm chức tháng trước, có thể trụ vững được bao lâu sau thất bại vừa rồi. Đảng LDP của ông, vốn nắm quyền lãnh đạo Nhật Bản trong phần lớn thời gian suốt nhiều thập kỷ qua, sẽ phải tìm thêm một đảng liên minh để tiếp tục cầm quyền, điều này có thể gây ra bất ổn và làm suy yếu sức mạnh của Đảng LDP.

Trong khi đó, lãnh đạo CDPJ Yoshihiko Noda đã nói ông sẽ làm việc với các đảng khác để cố gắng lật đổ liên minh cầm quyền, mặc dù theo các nhà phân tích đây không phải là điều dễ dàng.

"Chúng tôi đang phải chịu sự phán xét nghiêm khắc", ông Ishiba trả lời Đài truyền hình quốc gia NHK vào sáng ngày 28-10. 

Vụ bê bối quỹ chính trị đã khiến LDP gặp trở ngại lớn trong cuộc bầu cử khi hơn 70% cử tri được khảo sát trong cuộc thăm dò ý kiến của NHK cho biết họ đã "cân nhắc" vấn đề này khi bỏ phiếu.

Ngay sau kết quả, lãnh đạo Ủy ban bầu cử của LDP, ông Shinjiro Koizumi, đã đệ đơn từ chức để "nhận trách nhiệm".

"Cho dù Thủ tướng Shigeru Ishiba có từ chức lãnh đạo LDP hôm nay hay không, thì có vẻ như ông ấy sẽ không trụ vững để lãnh đạo một Chính phủ mới với tư cách là Thủ tướng... mặc dù có khả năng ông ấy sẽ tiếp tục giữ chức vụ tạm quyền", ông Tobias Harris, người sáng lập Công ty tư vấn rủi ro chính trị Japan Foresight nhận định với Hãng tin Reuters.

Bất ổn xảy ra trong bối cảnh Nhật Bản đang đối mặt với những thách thức kinh tế, tình hình an ninh căng thẳng do sự quyết đoán của Trung Quốc và vấn đề Triều Tiên. Chưa kể chỉ một tuần nữa sẽ diễn ra cuộc bầu cử khó lường của đồng minh Mỹ.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
3 ngày trước - Mỹ- Trong lúc người vợ doanh nhân đi công tác nước ngoài 10 ngày, Matt Donohoe ở nhà lo chăm sóc, đưa đón ba con đi học.
1 ngày trước - Vào sáng nay (27.10), cử tri Nhật Bản bắt đầu bỏ phiếu bầu 465 ghế hạ viện, với nhiều thông tin cho rằng đảng cầm quyền có thể gặp thách thức lớn.
8 giờ trước - Cuộc tổng tuyển cử tại Nhật Bản, với ngày bỏ phiếu chính thức diễn ra hôm qua (27.10), được giới quan sát đánh giá là kỳ bầu cử khó đoán nhất trong nhiều năm.
1 tháng trước - Ông Shigeru Ishiba từ lâu là một người khác biệt trong Đảng LDP và được công chúng yêu mến. Ông cam kết sẽ 'nói lên sự thật bằng sự can đảm và thành thật'.
1 tuần trước - Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trình Viện Duma quốc gia Nga dự thảo để thông qua luật phê chuẩn Hiệp ước quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Nga và CHDCND Triều Tiên.
Xem tin bài khác
31 phút trước - Cơ quan Mật vụ Mỹ được khuyến nghị cắt bớt phần việc mà ít người biết sau vụ cựu Tổng thống Donald Trump bị ám sát hụt.
1 giờ trước - Tỷ phú Elon Musk phủ nhận thông tin từng là "lao động chui", cho biết đã có visa làm việc tạm thời khi đến Mỹ đầu thập niên 1990.
1 giờ trước - Nếu đáp trả Israel mạnh tay, Iran có thể đẩy xung đột leo thang ngoài tầm kiểm soát, nhưng nếu không hành động, họ sẽ bị coi là yếu thế trước đối thủ.
1 giờ trước - Bão Kong-rey đang tiến về phía Philippines và mạnh dần lên trong khi bão Trà Mi vừa đi qua, gây thiệt hại lớn về người và của.
2 giờ trước - Nếu như email đã làm nên cuộc bầu cử năm 2008, mạng xã hội và tin nhắn SMS được sử dụng phổ biến lần lượt vào năm 2012 và 2016, thì những người có sức ảnh hưởng (influencer) trên các mạng xã hội đang định hình cuộc bầu cử tổng thống Mỹ...