ttth247.com

Chống lãng phí: Giải pháp mới đi đôi với thực hành

Đánh giá về bài viết, phó giáo sư, tiến sĩ Hà Minh Hồng, nguyên trưởng khoa lịch sử Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM, cho rằng bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm mang tính gợi mở rất lớn.

Vấn đề lãng phí đã có từ lâu, nhưng qua bài viết, cái cũ này lại trở thành một vấn đề mới. Bởi hiện nay, rõ ràng chúng ta chưa nhận thấy hết được vấn đề nghiêm trọng của lãng phí, đòi hỏi cần các giải pháp và làm sao để chống lãng phí trở thành một cuộc chiến nội xâm.

Đặc biệt tâm đắc với 4 nhóm giải pháp chống lãng phí trong bài viết, ông Hà Minh Hồng nhấn mạnh Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã đặt vấn đề nhận thức chống lãng phí là một cuộc chiến nội xâm lên đầu của 4 giải pháp là rất đúng vị trí và ở một khía cạnh nào đó, đấu tranh chống lãng phí còn quan trọng hơn các cuộc chiến chống nội xâm khác.

Giải pháp thứ tư cũng là vấn đề rất mới khi đề cập đến văn hóa tiết kiệm, chống lãng phí. Chúng ta đang xây dựng văn hóa Đảng, văn hóa chính quyền, văn hóa giao thông, văn hóa chống tham nhũng, văn hóa chống tiêu cực cũng như văn hóa từ chức nhưng văn hóa phòng, chống lãng phí, văn hóa tiết kiệm giờ mới được đặt ra.

Cách đặt vấn đề như thế là hết sức toàn diện, giúp đưa chống lãng phí có sức sống lâu dài, căn cơ đi vào văn hóa của dân tộc như cái ăn, cái uống hằng ngày.

Đặc biệt, trong bài viết của mình, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã gợi mở những ví dụ rất cụ thể, thành công về vấn đề chống lãng phí, như qua xây dựng đường dây 500kV mạch 3.

Cách nêu ví dụ cụ thể về một việc vừa xảy ra gần đây không chỉ để tự hào mà còn để rút kinh nghiệm và nhân rộng, lan tỏa.

Từ cách đặt vấn đề đó, có thể tới đây Trung ương phải có những nghị quyết riêng về vấn đề chống lãng phí và thực hành tiết kiệm, giống như nghị quyết chống tham nhũng, để nó đủ tầm trong vấn đề lãnh đạo, chỉ đạo và tạo ra được khung pháp lý hoặc khung chỉ đạo chung để Nhà nước, Quốc hội thực hiện.

Cho nên sẽ có rất nhiều việc mà Nhà nước phải làm, Chính phủ phải làm và các cấp, bộ, địa phương, đặc biệt là các cơ sở và nhân dân phải làm. Bài viết gợi mở khá nhiều vấn đề của thực tiễn, tạo điều kiện cho sự chỉ đạo, đi hẳn vào thực tiễn.

Cũng có quan điểm tương tự, ông Nguyễn Hoài Bắc, nguyên phó Ban Dân vận Trung ương, nguyên bí thư Tỉnh ủy tỉnh Lâm Đồng, cho rằng bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cho thấy vấn đề chống lãng phí đã được Đảng, Nhà nước quan tâm từ lâu thể hiện trong nhiều nghị quyết, chỉ thị, nhưng thực hành chống lãng phí còn chưa đạt được hiệu quả.

Điều đó cũng dễ lý giải vì như Bác Hồ đã nói, lãng phí là giặc nội xâm và chống giặc nội xâm thì khó vì giặc nội xâm nằm trong lòng mình rất khó phát hiện.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đưa vấn đề này lên trong bối cảnh hiện nay chứng tỏ rằng ở góc độ nào đó thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành vấn đề cực kỳ quan trọng, mang tính cốt lõi cho đất nước trong thời kỳ vươn mình.

Quan liêu, lãng phí bây giờ có thể gọi là giặc nội xâm, nguy hiểm như tham nhũng. Hành vi tham nhũng là của những người có chức quyền, nhưng lãng phí thì ai cũng có thể và đó chính là điều mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã đề cập đến, thể hiện vấn đề lãng phí đang rất lớn, rất nguy hiểm, gặm nhấm niềm tin của nhân dân.

Ông Nguyễn Hoài Bắc cho rằng giải pháp tập trung xây dựng thể chế chống lãng phí là rất quan trọng. Để làm được điều đó cần phải nhìn cho rõ bản chất của vấn đề, quan sát kỹ để đề ra cơ chế thiết thực, hiệu quả cho công tác phòng, chống lãng phí; phải là từ con người, từ cơ sở, bắt đầu từ những việc nhỏ, từ cơ sở rồi mới tới những việc lớn.

Đảng trí tuệ thì dân tin, Đảng gương mẫu thì dân theo, nên nói phải đi đôi với làm, mang lại niềm tin cho nhân dân.

Bên cạnh đó, theo ông Nguyễn Hoài Bắc, giải pháp xây dựng văn hóa chống lãng phí là rất hay, rất mới và độc đáo. Văn hóa thể hiện trí tuệ, nhận thức và cách làm của con người và đất nước. Để xây dựng nền văn hóa chống lãng phí thì phải bắt đầu từ ý thức của một con người, phải biết tự giác, tự mình, nêu gương từ trên xuống dưới, xây dựng được tính tự giác.

Trong bối cảnh kinh tế thị trường, muốn xây dựng văn hóa chống lãng phí phải làm rõ trách nhiệm, tìm kiếm giải pháp khắc phục để làm sao đạt được hiệu quả lớn nhất, thiết thực nhất. Phải bắt đầu từ người đứng đầu, nếu không sẽ dẫn đến hiện tượng "ai chống thì chống chứ không phải là tôi".

"Cho nên vấn đề xây dựng văn hóa chống lãng phí sẽ là cả một quá trình. Tự bản thân mỗi người phải nhận thức và tu dưỡng, rèn luyện, thích nghi với điều đó, tiến dần tới trở thành thói quen hằng ngày của mỗi con người, mỗi cán bộ, đảng viên trong cuộc sống, trở thành văn hóa dân tộc trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước", ông Nguyễn Hoài Bắc nhấn mạnh.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Trung ương chiều nay thống nhất xác định 5 nhóm vấn đề lớn để tiếp tục hoàn thiện Văn kiện Đại hội Đảng 14, trong đó có đột phá chiến lược, đổi mới mạnh mẽ công tác tổ chức cán bộ.
1 tháng trước - Báo Thanh Niên xin giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc Hội nghị T.Ư 10 khóa XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
1 tháng trước - Chiều 20-9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài phát biểu quan trọng bế mạc Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 10 khóa XIII.
6 ngày trước - Nhiều cán bộ, đảng viên thành phố Cần Thơ nhận xét công tác chống lãng phí mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã đề ra trong bài viết mới đây là rất quan trọng và cấp thiết, phản ánh đúng tinh thần và yêu cầu hiện nay để phát triển đất...
4 ngày trước - Qua triển khai Nghị quyết trong cuộc sống để phát hiện, bổ sung, ngày càng hoàn thiện bước đi, tìm ra con đường ngắn nhất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, sớm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, sánh...
Xem tin bài khác
17 phút trước - Từ ngày 21-23/10, Quỹ Hy vọng trao gần 2 tỷ đồng tài trợ cho 8 trường ở ba huyện Bắc Hà, Bát Xát, Bảo Yên của tỉnh Lào Cai, giúp tái thiết sau do bão Yagi.
17 phút trước - Chính phủ đề xuất 19 chính sách đặc thù như ưu tiên nhà thầu chuyển giao công nghệ, khai thác quỹ đất, giảm thủ tục khai thác mỏ vật liệu để đẩy nhanh tiến độ dự án.
17 phút trước - Được bảo vệ bởi cống, kè, âu thuyền hàng nghìn tỷ đồng, nhưng do đầu tư thiếu đồng bộ, hệ thống thoát nước xây từ nhiều năm trước, khu vực bến Ninh Kiều ngập gần một mét.
38 phút trước - Bảo vật quốc gia Bàn thờ Phật bằng đá xanh ở chùa Phổ Quang (xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, Phú Thọ) được đánh giá là cổ vật đặc biệt quý hiếm mà cổ nhân để lại cho hậu thế, đã bị vỡ hỏng một số chi tiết và có dấu hiệu biến dạng sau vụ hỏa...
1 giờ trước - TP HCM- Đám cháy bùng lên tại cửa hàng trong nhà lồng chợ Bà Chiểu, quận Bình Thạnh, nhiều người tìm cách thoát thân, tối 24/10.