ttth247.com

Chủ tịch Tập đoàn Sơn Hải: Không thể hiện trách nhiệm cộng đồng kiểu 'cho có'

Trước đó, Sơn Hải cũng từng được chú ý với việc bảo hành các công trình giao thông đến 10 năm.

Ông Nguyễn Viết Hải - chủ tịch Tập đoàn Sơn Hải - đã trao đổi thẳng thắn với Tuổi Trẻ về việc này.

Dự án thủy điện không liên quan khu dân cư xã Hướng Lập

* Thưa ông, việc một doanh nghiệp chi ra một số tiền lớn để xây cả một bản làng mới với hạ tầng và sinh kế lâu dài như làng nghĩa tình Sơn Hải là một việc không dễ dàng. Ông có thể chia sẻ thêm về lý do ông làm việc này?

- Tôi quê gốc tại Quảng Trị nhưng sinh ra và lớn lên tại Quảng Bình.

Nhiều năm trước, khi về Quảng Trị, tôi từng chứng kiến cảnh người dân các bản làng xa xôi của những xã dọc biên giới thường vô cùng bất an khi mùa mưa lũ đến.

Nước sông suối chỉ cần một trận mưa là dâng lên ngập hết các đường vào bản. Mỗi lần đau ốm là phải khiêng cáng nhau đi ra trạm y tế.

Nếu mưa bão dài ngày thì lương thực cũng thiếu trước hụt sau.

Thậm chí nhiều bản "trắng" sóng điện thoại. Không có ti vi, mạng Internet để tiếp cận với đời sống văn minh.

Tình cảnh người dân càng gian nan hơn khi năm 2020 đợt mưa dài ngày khiến nhiều nơi ở các xã vùng bắc Hướng Hóa xảy ra sạt lở. Nhiều người đã bị vùi lấp, chết chóc, đau thương. Đặc biệt là bản Cuôi của xã Hướng Lập - bản làng xa nhất và thường xuyên bị chia cắt nhất khi mưa lũ.

Giữa năm 2021, UBND tỉnh Quảng Trị cũng đã có chủ trương phải di dời toàn bộ người dân bản Cuôi ra vị trí gần trung tâm xã hơn để chấm dứt việc bị chia cắt và tiếp cận với văn minh, trường học, y tế.

Đó cũng là lúc chúng tôi bắt đầu nghĩ đến chuyện phải giúp bà con xây dựng một nơi ở mới khang trang và an toàn hơn khi mưa bão. Đến đầu năm 2022, chúng tôi bắt tay vào việc xây dựng làng mới cho các hộ này.

* Có một số thông tin cho rằng Tập đoàn Sơn Hải đang đầu tư dự án thủy điện ở các xã vùng bắc Hướng Hóa. Việc này có liên quan gì đến chuyện tập đoàn xây dựng làng nghĩa tình Sơn Hải tại Hướng Lập không?

- Thực tế chúng tôi có xin đầu tư cụm dự án thủy điện Hướng Sơn từ sáu năm trước. Tuy nhiên đến hiện tại dự án này vẫn đang ở giai đoạn mới cấp chủ trương đầu tư trên giấy chứ chưa làm trên thực địa. Và dự án cũng đang còn vướng nhiều thủ tục cần tháo gỡ nên việc triển khai vẫn đang bỏ ngỏ.

Tuy nhiên trong quy hoạch ban đầu, phạm vi dự án này không liên quan gì đến những khu dân cư của xã Hướng Lập. Và 56 hộ dân được đưa ra tái định cư ở làng nghĩa tình Sơn Hải cũng không nằm trong phạm vi lòng hồ ảnh hưởng của dự án.

Như bản Cuôi thì hộ gần nhất trong tổng số 32 hộ dân của bản vẫn nằm cách ranh giới dự án cả cây số. Những hộ còn lại ở hai bản Tri và Cha Lỳ nằm ngay gần UBND xã, càng không thể trong phạm vi liên quan đến dự án được. Ngoài ra khi di dời, những hộ dân ở bản Cuôi vẫn để lại nhà cũ và vẫn sử dụng bình thường.

Buổi sáng người dân vẫn đi xe máy vào lại bản cũ canh tác. Trưa về nhà cũ ăn uống nghỉ ngơi để chiều lên rẫy rồi tối mới ra lại nhà ở bản mới.

Trong lễ khánh thành và bàn giao 56 ngôi nhà, trước sự chứng kiến của chủ tịch UBND tỉnh, chủ tịch HĐND tỉnh cùng nhiều lãnh đạo sở, ngành cũng như chính quyền địa phương các cấp, tôi cũng đã công khai khẳng định khi phát biểu rằng 56 hộ dân này hoàn toàn không nằm trong phạm vi dự án cụm thủy điện Hướng Sơn.

Và vì vậy số tiền hơn 40 tỉ đồng này cũng hoàn toàn là tiền túi của Sơn Hải tự bỏ ra để hỗ trợ người dân.

Vì sao bảo hành công trình giao thông 10 năm?

* Lâu nay ông thường nói sự hài hòa của lợi ích doanh nghiệp và lợi ích cộng đồng là văn hóa cốt lõi của Tập đoàn Sơn Hải. Điều này cụ thể ra sao?

- Không phải tự nhiên mà Tập đoàn Sơn Hải chọn bảo hành các công trình giao thông mà mình thi công đến 10 năm, trong khi quy định chỉ cần hai năm. Bảo hành dài ra thì lợi ích nhỏ lại. Nhưng chúng tôi chấp nhận giảm đi lợi ích doanh nghiệp, để giá trị cộng đồng được hưởng sẽ tăng lên.

Đó chính là văn hóa lợi ích doanh nghiệp luôn đồng hành với lợi ích cộng đồng mà Sơn Hải luôn hướng tới lâu nay. Và với những dự án khác cũng vậy.

Doanh nghiệp khi đầu tư dự án ở địa phương nào thì sẽ thực hiện trách nhiệm cộng đồng ở đó. Không thể có chuyện doanh nghiệp làm dự án ở Quảng Trị mà ra tỉnh khác xây dựng bản làng hay những công trình dân sinh để thể hiện trách nhiệm cộng đồng được.

Nhưng nếu chỉ thể hiện trách nhiệm cộng đồng kiểu "cho có" thì chúng tôi hoàn toàn có thể chỉ cần làm một cái đường bê tông, làm một nhà văn hóa cộng đồng hay xây một vài ngôi nhà tình nghĩa.

Nhưng chúng tôi chọn xây cả bản làng kiên cố cho người dân, kèm theo đó là những sinh kế để người dân gắn bó lâu dài. Vì cái người dân vùng có nguy cơ sạt lở, ngập lụt cần nhất là cuộc sống an toàn. Mấy chục năm qua người dân đã sống trong cảnh bất an vì mưa lũ rồi.

Chúng tôi chấp nhận việc bỏ ra một số tiền lớn để mang lại cuộc sống an toàn bền vững cho người dân, tức là chúng tôi cũng chấp nhận việc giảm lợi ích của mình để phục vụ lợi ích của cộng đồng.

* Vậy vì sao đặt tên khu dân cư mới này là làng nghĩa tình Sơn Hải, thưa ông?

- Ban đầu khi mới thống nhất chủ trương xây dựng, bản làng mới này có tên là làng di dời khẩn cấp. Tuy nhiên, sau đó chúng tôi quyết định đặt tên của làng thành làng nghĩa tình Sơn Hải.

Vì ngôi làng này được xây dựng bằng tình người chứ không có bất cứ ràng buộc nào về lợi ích. Và khi gắn chữ Sơn Hải vào tên làng thì chúng tôi đã chọn việc gắn luôn uy tín và trách nhiệm của mình vào đó. Khi đó, chúng tôi cũng sẽ đồng hành cùng bà con trong bản làng này trên hành trình ổn định và phát triển về sau.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
2 tuần trước - Tôi đang sống ở quần thể chung cư 'Liên Hiệp Quốc' gần cầu Sài Gòn. Chung cư có biệt danh ấy vì nơi đây có hàng trăm cư dân mang hàng chục quốc tịch khác nhau'.
1 tháng trước - Thông điệp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đưa ra thể hiện rõ quyết tâm tiếp tục đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đạt hiệu quả tốt hơn trong bối cảnh mới.
1 tháng trước - Những dự án quy mô 2 - 3 tỉ USD cho đến cả chục tỉ USD được lãnh đạo nhiều tập đoàn hàng đầu Ấn Độ chia sẻ mong muốn tìm hiểu và hợp tác đầu tư với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong khuôn khổ chuyến thăm nước này.
3 ngày trước - Ông Hoàng Quốc Vượng (cựu Thứ trưởng Bộ Công thương) bị kết luận vì động cơ vụ lợi, tạo cơ chế cho dự án điện mặt trời được hưởng giá điện ưu đãi, sau đó được “biếu“ 1,5 tỷ đồng.
1 tuần trước - Một số tin tức đáng chú ý: Ông Nguyễn Huy Dũng là chủ tịch tỉnh Thái Nguyên; Ngân hàng 'đua' phát hành trái phiếu; Lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng 24,5% trong tháng 8-2024; Được đưa tối đa 1.000 lao động Việt sang Úc làm nông...
Xem tin bài khác
15 phút trước - Khoản tài trợ từ Quỹ Hy vọng và các đơn vị đồng hành giúp 9 trường học ở huyện Chi Lăng tu sửa trường lớp, thiết bị dạy học sau bão Yagi.
50 phút trước - UBND TP Hà Nội vừa ban hành văn bản về việc xử lý cán bộ, công chức, viên chức và chiến sĩ trong lực lượng vũ trang vi phạm quy định lái xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn; không hợp tác với lực lượng chức năng.
50 phút trước - Trong lúc chạy xe máy đi làm vườn, hai mẹ con ở huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) bị cây ngã đè khiến người con tử vong, người mẹ bị thương.
50 phút trước - Sau cơn bão số 4, hàng tấn ngao dạt vào bờ biển ở huyện Diễn Châu, Nghệ An. Người dân đổ xô đi nhặt ngao và xem đây là lộc trời.
50 phút trước - Do mưa lớn kéo dài, lưu lượng nước về các hồ chứa tăng nên một số hồ chứa tại Hà Tĩnh bắt đầu xả tràn điều tiết nước.