ttth247.com

Chuyện bình thường ở trường, ở lớp lại trở thành độc, lạ?

Kính thưa các loại thu

Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp, trường được lập ra với mục đích cầu nối giữa nhà trường và phụ huynh học sinh, giải quyết các vấn đề ngoài quyền hạn của nhà trường.

Công bằng mà nói, ban đại diện cha mẹ học sinh đã có những đóng góp nhất định trong việc làm cầu nối giữa thầy cô, nhà trường và học sinh khi ở trường và ở nhà. Đồng thời cũng có ban đại diện cha mẹ học sinh làm tốt.

Tuy nhiên, thực tế không ít trường, lớp "dựa" vào ban đại diện cha mẹ học sinh để thu thêm các khoản tiền ngoài quy định, dưới danh nghĩa là quỹ ủng hộ trường, quỹ lớp. Nhiều phụ huynh không muốn làm mất lòng thầy cô chủ nhiệm, nhà trường nên cố gắng đóng góp.

Những câu chuyện bị gọi là "mặt trái" các ban đại diện cha mẹ học sinh diễn ra từ nhiều năm nay. Không ít nơi, ban đại diện trở thành nơi "hợp thức hóa", "cánh tay nối dài" của thầy cô, nhà trường trong chuyện lạm thu, thậm chí núp dưới cụm từ "xã hội hóa".

Phụ huynh ít có điều kiện về kinh tế thường muốn chọn trường công cho con em mình đỡ tốn chi phí học hành.

Nhưng học phí (có nơi được miễn, giảm) thì ít mà những khoản không chính thức thì đủ loại, nào là quỹ trường, quỹ khuyến học, quỹ lớp... khiến phụ huynh phải "cõng" thêm đủ thứ phí, gấp mấy lần học phí qui định.

Nhiều ban đại diện cha mẹ học sinh vô tình hoặc cố ý không phân định được việc nào của mình, việc nào của thầy cô và nhà trường.

Gọi là vận động, tự nguyện nhưng không đóng không được, đóng ít cũng rất khó. Hiếm phụ huynh nào dũng cảm giơ tay lên hoặc phát biểu rằng mình không đồng ý. Không ít phụ huynh sợ khi nhận thư mời họp phụ huynh dù mỗi năm chỉ họp 2 lần, sợ vào "mùa thu", mùa kính thưa các loại phí.

Bao giờ chuyện bình thường không còn độc, lạ?

Theo Tuổi Trẻ Online, năm học 2024 - 2025 Trường tiểu học Hòa Phú (TP Thủ Dầu Một, Bình Dương) không thu thêm khoản nào, ngoài 99.000 đồng tiền vệ sinh suốt năm học. Thầy hiệu trưởng dẹp luôn quỹ lớp, khiến nhiều phụ huynh rất khỏe.

Còn phụ huynh Trường tiểu học Võ Trường Toản (quận 10, TP.HCM) hớn hở sau khi được cô chủ nhiệm thông báo không thu quỹ lớp, quỹ trường hay các loại tiền đóng góp tập thể khác.

Chuyện bình thường lại trở thành cá biệt, là "độc, lạ" khi nhiều phụ huynh còn ví như là chuyện cổ tích có thật trong đời thường.

Đọc mà chỉ biết ngậm ngùi.

Việc thu quỹ trường, quỹ lớp với những gia đình khá giả, khoản tiền này nhiều khi chẳng đáng là bao. Nhưng với số đông gia đình công nhân, nông dân, người buôn bán… thì nó trở thành gánh nặng cùng với đủ khoản lo khác trong cuộc sống.

Nhiều ý kiến đề nghị ban đại diện cha mẹ học sinh phải hoạt động theo đúng quy định, hoạt động độc lập, do phụ huynh tự bầu ra chứ không phải do thầy cô, nhà trường giới thiệu, gợi ý. Họp phụ huynh, thầy cô chủ nhiệm không dự.

Tôi thống nhất với đề xuất này và trước mắt cần cải tổ hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh.

Có lần một người bạn Hàn, có bằng tiến sĩ về lịch sử Việt Nam, hỏi tôi: "Có nhiều bài viết ca ngợi các gương cõng bạn, cõng con mấy năm đến trường, sao không thấy đề cập chuyện vận động, quyên góp của ban đại diện cha mẹ học sinh trong những trường hợp này?".

Tôi nghĩ đó là những chuyện rất ý nghĩa mà ban đại diện cha mẹ học sinh phụ huynh cần đứng ra vận động, quyên góp để cùng xã hội chăm lo cho các em, thay vì chỉ chăm chăm vào chuyện vận động đóng quỹ trường, quỹ lớp.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Hôm nay (16.9), nhiều trường học ở các vùng bị ảnh hưởng nặng nề do lũ lụt sau cơn bão số 3 (Yagi) sẽ đón học sinh trở lại trường. Dù vậy, vẫn còn rất nhiều ngổn ngang, thiếu trước hụt sau; không ít trường vẫn phải cho học sinh nghỉ học...
1 tháng trước - Hôm nay 26.8, học sinh cả nước tựu trường năm học mới. Vấn đề dạy thêm tràn lan vốn chưa bao giờ hết nhức nhối nay lại nóng hơn khi Bộ GD-ĐT ban hành dự thảo quy định mới với nhiều ý kiến trái chiều.
3 tuần trước - Trong đau thương mất mát với học trò và người dân các tỉnh miền núi phía Bắc, thầy cô giáo trở thành điểm tựa.
1 tháng trước - Học sinh ở TP HCM và Hà Nội dành toàn bộ tiền tiết kiệm hoặc chuẩn bị đồ ăn gửi đến vùng bị ảnh hưởng nặng sau bão.
1 tuần trước - Biện Nguyễn Khôi Nguyên, 13 tuổi, từng đọc hết hàng trăm cuốn sách lịch sử, được chọn đóng vai Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội tại phiên họp "Quốc hội trẻ em".
Xem tin bài khác
1 phút trước - Đề tham khảo Toán thêm phần trả lời ngắn, học sinh khó đoán bừa, trong khi đề Văn với ngữ liệu ngoài sách giáo khoa sẽ tránh học tủ, để giành điểm 8-9 trở lên không dễ, theo các giáo viên.
2 giờ trước - Sau khi Bộ GD-ĐT công bố đề tham khảo các môn thi tốt nghiệp THPT 2025 trong đó có ngữ văn, một số học sinh cuối cấp nói nội dung phù hợp với kiến thức đã học trên lớp nhưng sẽ thử thách để đạt điểm cao.
2 giờ trước - Một trong những nội dung quan trọng của kỳ họp thứ 18 HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khóa 17 là thông qua nghị quyết hỗ trợ học phí năm học 2024 - 2025 cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học sinh chương trình GDTX cấp THPT.
3 giờ trước - Từng đứng trước nguy cơ phải nghỉ học để đi làm phụ giúp gia đình, sinh viên Nguyễn Thị Thương giờ đây đang chuẩn bị tốt nghiệp, bước vào hành trình mới. Để đến được chặng đường hôm nay, một phần nhờ có sự đồng hành của Chương trình học...
3 giờ trước - Mới đây trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh chụp tin nhắn của giáo viên gửi trong nhóm phụ huynh với nội dung từ chối nhận quà ngày 20/10 và 20/11.