ttth247.com

Chuyên gia quốc tế và cái nhìn toàn cảnh về nền kinh tế Việt Nam

Ngày 17/10, trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế (CIEMB) lần thứ 7, với chủ đề Các vấn đề đương đại trong Kinh tế, Quản trị và Kinh doanh. CIEMB là một trong những sự kiện quốc tế hàng đầu của NEU.

Diễn đàn này quy tụ các học giả trong nước và quốc tế từ nhiều lĩnh vực kinh tế, kinh doanh và quản lý để trình bày và trao đổi nghiên cứu. Hội nghị thúc đẩy thảo luận về các vấn đề đương đại trong kinh tế, quản lý và kinh doanh, với mục tiêu phát triển các giải pháp hỗ trợ tăng trưởng bền vững và phát triển toàn cầu.

Các diễn giả tham dự sự kiện:

Giáo sư Paul Burke, Đại học Quốc gia Úc

Tiến sĩ Dorsati Madani, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam

Giáo sư Peter J. Morgan, Viện Ngân hàng Phát triển châu Á (ADBI)

Phó Giáo sư Anna Kwek, Đại học Griffiths, Úc

Giáo sư Tom Baum, Đại học Strathclyde, Anh

Ban tổ chức đã nhận được 170 bài báo từ các học giả, nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách và giảng viên từ Việt Nam và nhiều quốc gia khác, bao gồm Úc, Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ, Phần Lan, Indonesia, Malaysia, Mauritius, Nigeria, Philippines, Slovakia, Nam Phi, Scotland, Thổ Nhĩ Kỳ. Trong số đó, khoảng 91 bài báo đã được chọn để trình bày trong 21 phiên họp.

Chuyên gia quốc tế và cái nhìn toàn cảnh về nền kinh tế Việt Nam- Ảnh 1.

Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế quốc Dân.

Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế quốc Dân, cho biết, những hiểu biết sâu sắc có giá trị được chia sẻ bởi các chuyên gia sẽ cung cấp cái nhìn sâu hơn về những thách thức đương đại trong kinh tế, quản lý và kinh doanh.

Chuyên gia quốc tế và cái nhìn toàn cảnh về nền kinh tế Việt Nam- Ảnh 2.

Các diễn giả của sự kiện CIEMB 2024.

Tại sự kiện, Giáo sư Peter J. Morgan đã đưa ra nhận định về thách thức và cơ hội của kinh tế Việt Nam. Theo ông, Việt Nam có nền kinh tế mở cùng với cơ sở hạ tầng tốt tạo tiền đề cho thương mại phát triển và cần thay đổi nhiều hơn về cấu trúc hạ tầng và từ đó phát triển nền kinh tế hơn.

Giáo sư Morgan cho biết thêm, lĩnh vực kinh tế số đang phát triển khá nhanh và Việt Nam đang chưa theo kịp được với tốc độ đó. Để giải quyết vấn đề đó, nền tảng giáo dục đóng vai trò rất quan trọng. Nhiệm vụ của giáo dục là cải thiện chất lượng nhân lực thông qua những khía cạnh rất quan trọng như nâng cao chuyên môn lao động hay kiến thức về tài chính và số hoá.

Trong bối cảnh kinh tế Mỹ tăng trưởng tương đối tốt, châu Âu chỉ chậm lại một chút và Trung Quốc đang đưa ra những biện pháp kích thích, GS. Morgan cho rằng môi trường bên ngoài có phần thách thức nhưng không “quá tệ”. Bởi vậy, khi Việt Nam thực hiện những bước cải cách cần thiết và hợp lý thì nền kinh tế vẫn có thể phát triển mạnh mẽ.

Phân tích về triển vọng kinh tế Việt Nam, bà Dorsati Madani của WB tại Việt Nam đưa ra bức tranh lạc quan về kinh tế Việt Nam và triển vọng. Tuy nhiên, bà cũng lưu ý sau khi phục hồi mạnh mẽ vào năm 2024, tăng trưởng thương mại được dự đoán sẽ ở mức vừa phải. Nhu cầu tiêu dùng trong nước được cải thiện nhưng vẫn dưới mức đạt được trước dịch Covid. Niềm tin người tiêu dùng vẫn ở mức thấp.

Trong phần trình bày của mình, GS. Paul Burke, Đại học Quốc gia Australia, cho rằng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm cả Việt Nam, có tiềm năng rất lớn về năng lượng sạch. Tuy nhiên, khu vực này cũng đang dẫn đầu thế giới về phất thải. Nếu không thay đổi châu Á - Thái Bình Dương có thể khiến thế giới tăng nhiệt tới 2 độ C.

Tuy nhiên, các quốc gia như Việt Nam có thể nắm bắt cơ hội để tạo ra thay đổi. “Việt Nam thật là hạnh phúc vì tiềm năng cho năng lượng sạch lớn. Các bạn có cả nắng và gió. Có rất nhiều nhà đầu tư quan tâm đến năng lượng sạch, rất nhiều nguồn tài chính tư nhân sẵn sàng chảy vào nếu đầu tư có lợi và rủi ro được chia sẻ. Vì thế các chính sách cần được thiết kế tốt”, ông Pau Burke cho biết.

Source: cafef.vn

Các bài tương tự
2 tuần trước - Ngày 25/10 sắp tới, sự kiện MMA Impact 2024 - diễn ra tại Khách sạn JW Marriott Hotel & Suites Saigon, sẽ đánh dấu năm thứ 13 liên tiếp tổ chức tại Việt Nam với chủ đề Navigating Marketing: Leadership, Innovation and Future Strategies...
1 tháng trước - Năm 2017, báo cáo nghiên cứu "The World in 2050" (Thế giới năm 2050) của Công ty PricewaterhouseCoopers (PwC) đã dự báo đến năm 2050, GDP tính theo sức mua tương đương (PPP) của VN sẽ đạt 3.176 tỉ USD, đứng thứ 20 thế giới. Thế nhưng mới...
3 ngày trước - Ngày 15/10, các cấp lãnh đạo tỉnh Tây Ninh đã có buổi gặp gỡ và làm việc cùng bà Đặng Huỳnh Ức My - Chủ tịch HĐQT và ban lãnh đạo Công ty CP Thành Thành Công - Biên Hòa (TTC AgriS) (HOSE: SBT).
1 ngày trước - Theo ông Michael van de Watering – Chuyên gia đầu ngành của Tập đoàn Tư vấn Toàn cầu về các công trình Thích ứng biến đổi khí hậu, Lấn biển, Hàng hải và Công nghệ Xử lý Nước Royal HaskoningDHV, để phát huy tiềm năng, phát triển bền vững,...
1 tuần trước - Dù thị trường đầy thách thức và nhu cầu trong nước yếu hơn, bảng xếp hạng 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam vẫn có những điểm sáng với nhiều doanh nghiệp tăng trưởng mạnh về giá trị thương hiệu, đặc biệt là trong ngành viễn thông -...
Xem tin bài khác
21 phút trước - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đưa Halal Việt Nam trở thành một ngành thế mạnh, biến nước ta thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng Halal toàn cầu.
21 phút trước - Tổ chức, cá nhân lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực. Với công suất từ 1.000kW trở lên phải xin giấy phép.
21 phút trước - Giá vàng nhẫn được các công ty điều chỉnh nhiều lần hôm nay (22-10). Đến cuối chiều, nhiều nơi niêm yết giá vàng nhẫn lên mức 87,8 triệu đồng, xô đổ kỷ lục chỉ mới lập trưa nay. Một số diễn đàn mua bán vàng trên mạng hét giá cao hơn nhiều.
30 phút trước - Nghị định số 135 quy định điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ dư thừa phát lên hệ thống lưới điện quốc gia sẽ có giá mua bán bằng giá điện năng thị trường bình quân.
30 phút trước - Sáng 22.10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận tổ chức lớp bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng cho cán bộ lãnh đạo, quản lý chuyên đề về nhiệm vụ, giải pháp thực hiện quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050.